Căn cứ tính đóng BHXH cho người lao động – vấn đề cần quan tâm

Thứ tư - 07/09/2016 14:28

    Đa số các đơn vị đều thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc cho người lao động. Thế nhưng, mỗi đơn vị, mỗi doanh nghiệp lại có những quy định, những cách làm khác nhau, trong đó có đơn vị thực hiện đúng, có đơn vị thực hiện chưa đúng, dẫn đến việc khi bị thanh tra BHXH xuống kiểm tra thì có nhiều doanh nghiệp vị phạt, bị truy thu tiền BHXH…..

    Vậy là một kế toán, bạn cần phải nắm rõ các nguyên tắc, các quy định để thực hiện sao cho đúng, sao cho đủ, vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động (cho bản thân), vừa giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các chi phí hợp lý? Đó là vấn thực sự cần thiết quyết định sự thành công của những người làm kế toán.

ccc

Ảnh minh họa

     Trong bài viết này, tác giả sẽ làm rõ ba nội dung: Tiền lương tháng làm căn cứ tính đóng BHXH bắt buộc, những khoản không tính đóng BHXH và tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm theo quy định hiện hành.

     Thứ nhất: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

     Căn cứ theo Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày ngày 29 tháng 12 năm 2015 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

     Điều 30, Thông tư số 59/2015 quy định: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:

aaa

    Trong đó: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được hướng dẫn cụ thể theo Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:

  1. Mức lương:

   Khoản 1 điều 4 Thông tư 47/2015 hướng dẫn: Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận.

     Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

      Lưu ý: Mức tiền lương, tiền công đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

   Cụ thể:

– Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa để tính mức đóng BHXH là 20 lần mức lương cơ sở.

– Mức tiền lương tháng tối đa để tính mức đóng BHYT là 20 lần mức lương cơ sở.

– Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHTN là mức lương tối thiểuvùng và mức tối đa để tính mức đóng BHTN là 20 lần mức lương tối thiểu vùng.

    Những lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc độc hại thì cộng thêm 5%.

2. Phụ cấp lương

    Điểm a khoản 4 điều 4 Thông tư 47/2015: Phụ cấp lương là các khoản phụ cấp để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như:

(i) Phụ cấp chức vụ, chức danh.

(ii) Phụ cấp trách nhiệm.

(iii) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

(iv) Phụ cấp thâm niên.

(v) Phụ cấp khu vực.

(vi) Phụ cấp lưu động.

(vii) Phụ cấp thu hút.

(viii) Những phụ cấp có tính chất tương tự.

       c. Các khoản bổ sung khác

     Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH, các khoản bổ sung khác bao gồm:

     i) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

    ii) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

     Như vậy, căn cứ để tính đóng BHXH của người lao động là toàn bộ tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất lương mà người lao động được nhận. Ngoài ra, trong quá trình làm việc, người lao động có thể được nhận thêm một số khoản phụ cấp không phải tính đóng BHXH.

 Thứ hai: Những khoản không tính đóng BHXH

     Tại khoản 3, điều 30, Thông tư số 59/2015 quy định: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như:

- Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến;

- Tiền ăn giữa ca;

- Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;

- Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

Thứ 3: Tỷ lệ trích các khoản BHXH

Kể từ ngày 1/12/2015 theo Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 của BHXH Việt Nam, quy định tỷ lệ đóng BHXH, BHTN, BHYT cụ thể như sau:

bbbbb

    Như vậy hàng tháng, doanh nghiệp đóng cho người lao động 22% và trích từ tiền lương tháng của người lao động 10,5% để đóng cùng một lúc vào Quỹ BHXH, BHYT, BHTN với tỷ lệ đóng là 32,5 %.

    Tuy nhiên, trong thực tế khi thực hiện, còn nhiều đơn vị, doanh nghiệp chưa hiểu hoặc chưa nghiên cứu rõ về các quy định, còn thực hiện chưa đúng hoặc chưa đầy đủ nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Để thống nhất nội dung, phương pháp giảng dạy và hướng dẫn sinh viên tính toán, hạch toán đầy đủ và chính xác các khoản trích theo lương trong quá trình học tập cũng như trong kỳ thực tập tốt nghiệp sắp tới, ngày 06/9/2016 bộ môn Tài chính - Kế toán khoa Kinh tế đã tổ chức Seminar với chủ đề “Xác định các khoản trích theo lương theo Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH”.

07.9

Giảng viên trình bày tham luận

    Tại buổi Seminar, các giảng viên đã trao đổi, thảo luận và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, cụ thể:

     - Đối với các bài tập chuyên đề về tiền lương, giải thích rõ ràng cho sinh viên về các khoản lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác phù hợp với quy định; hướng dẫn sinh viên xác định đúng căn cứ để tính trích các khoản bảo hiểm.

     - Hướng dẫn sinh viên soạn thảo các hợp đồng lao động phù hợp và đảm bảo đủ nội dung, đúng quy định;

      - Làm rõ tiền lương ghi trên hợpđồng làm căn cứđóng bảo hiểm là tiền lương không căn cứ vào thời gian làm việc thực tế trong tháng của người lao động, đó là tiền lương thoả thuận trên hợpđồng giữa người sử dụng lao động và người lao động.

     - Thường xuyên cập nhật, hiệu chỉnh tài liệu học tập phù hợp với các quy định hiện hành.

     - Hướng dẫn sinh viên tra cứu thông tin về bảo hiểm, tìm đọc cập nhật các nội dung về BHXH trên một số trang web.

      Tìm hiểu, trao đổi và thảo luận giúp cho mỗi giảng viên trau dồi cho bản thân được nhiều kiến thức bổ ích, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, kiến thức thực tế, qua đó nâng cho chất lượng giảng dạy trong Nhà trường.

Tác giả bài viết: Phùng Mến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây