Những điểm khác biệt giữa hai phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp và gián tiếp

Thứ tư - 11/08/2021 10:43

        Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng.

       Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dùng để xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai; dùng để kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đây về các luồng tiền; kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá.

             Theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ tài chính thì Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có hai phương pháp lập là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Xét dưới góc độ nguyên tắc và cơ sở số liệu để lập báo cáo thì hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ này không khác nhau. Về phương pháp lập thì các dòng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính của hai phương pháp được trình bày như nhau, điểm khác nhau nổi bật của hai phương pháp này là cách trình bày các thay đổi trong tài sản thuần từ hoạt động kinh doanh, sự khác nhau đó được thể hiện ở một số điểm cơ bản sau:

        Cách trình bày các chỉ tiêu dòng tiền từ hoạt động kinh doanh:

Chỉ tiêu

Phương pháp trực tiếp

Phương pháp gián tiếp

Nguyên tắc lập Các luồng tiền vào và luồng tiền ra từ hoạt động kinh doanh được xác định và trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của doanh nghiệp. Các luồng tiền vào và các luồng tiền ra từ hoạt động kinh doanh được tính và xác định trước hết bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế TNDN của hoạt động kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các khoản mục không phải bằng tiền, các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh và các khoản mà ảnh hưởng về tiền của chúng là luồng tiền từ hoạt động đầu tư
Chỉ tiêu lập báo cáo

1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác

2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ

3. Tiền chi trả cho người lao động

4. Tiền lãi vay đã trả

5. Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp

6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh

7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

1. Lợi nhuận trước thuế

2. Điều chỉnh cho các khoản

- Khấu hao TSCĐ và BĐSĐT

- Các khoản dự phòng

- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ

- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư

- Chi phí lãi vay

- Các khoản điều chỉnh khác

3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động

- Tăng, giảm các khoản phải thu

- Tăng, giảm hàng tồn kho

- Tăng, giảm các khoản phải trả (Không kể lãi vay phải trả, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp)

- Tăng, giảm chi phí trả trước

- Tăng, giảm chứng khoán kinh doanh

- Tiền lãi vay đã trả

- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp

- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh

- Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

Phương pháp lập

- Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác (Mã số 01): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ bên Nợ TK 111, 112 đối ứng bên Có TK 511, 131, 3331, 515,121...

- Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ (Mã số 02): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Có TK 111, 112 đối ứng với bên Nợ  TK 331, 131, 152, 156, 138. 153, 154, 621, 642, 641, 632, 338,242....

- Tiền chi trả cho người lao động (Mã số 03): Số liệu được lấy từ chỉ tiêu này được lấy bên Có TK 111,112 đối ứng Có TK 334

- Tiền lãi vay đã trả (Mã số 04): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Bên Có TK 111, 112, đối ứng bên Nợ TK 335, 635, ...

- Thuế TNDN đã nộp (Mã số 05): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ bên Có TK 111, 112, đối ứng bên  Nợ TK 3334.

- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (Mã số 06): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ bên Nợ  TK 111, 112 sau khi đối chiếu với bên Có TK TK 711, 133, 141, 244, 136, 331…..

- Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (Mã số 07): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ bên Có TK 111, 112, 113 đối ứng bên Nợ TK TK 811, 161, 244, 333, 338, 344, 352, 353, 356…

- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 20)

Mã số 20 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07

 

- Lợi nhuận trước thuế (Mã số 01): Chỉ tiêu này được lấy từ chỉ tiêu Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo.

- Khấu hao TSCĐ và BĐSĐT (Mã số 02): Khi doanh nghiệp bóc tách được số khấu hao nằm trong hàng tồn kho thì chỉ tiêu này chỉ bao gồm số khấu hao tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, ngược lại thì nó sẽ bao gồm số khấu hao của hàng chưa tiêu thụ. Số liệu được lấy bên trên TK 214 đối ứng TK 632, 641, 642

- Các khoản dự phòng (Mã số 03)

Chỉ tiêu này phản ánh ảnh hưởng của việc trích lập, hoàn nhập và sử dụng các khoản dự phòng đến các luồng tiền trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số đối ứng TK 632, 635, 642 đối ứng TK229

- Lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Mã số 04): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số đối ứng trên TK 413 và TK635, 515 .

- Lãi lỗ từ hoạt động đầu tư ( Mã số 05): Chỉ tiêu này được lấy từ đối ứng TK 911 và các TK 5117, 515, 711, 632, 635, 811

- Chi phí lãi vay  (Mã số 06): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán TK 635 đối ứng TK 911

- Các khoản điều chỉnh khác (Mã số 07): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán các TK 356, 357.

- Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động (Mã số 08): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào lợi nhuận trước thuế TNDN cộng (+) các khoản điều chỉnh. Mã số 08 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (…).

- Tăng, giảm các khoản phải thu (Mã số 09): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ các TK 131, 136, 138, 133, 141, 244, 331.

- Tăng, giảm hàng tồn kho (Mã số 10): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các tài khoản hàng tồn kho từ TK 151 đến TK 158

- Tăng, giảm các khoản phải trả (Mã số 11): Chênh lệch giữa số dư cuối kỳ với số dư đầu kỳ của TK 331, 333, 334, 335, 336, 337, 338, 344, 131 …

- Tăng, giảm chi phí trả trước (Mã số 12): Chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của TK 242.

- Tăng, giảm chứng khoán kinh doanh (Mã số 13): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của TK 121 “Chứng khoán kinh doanh” trong kỳ báo cáo.

- Tiền lãi vay đã trả (Mã số 14): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 131 đối các TK 335, 635, 242 và các Tài khoản liên quan khác.

- Thuế TNDN đã nộp (Mã số 15): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, đối ứng TK 3334

- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (Mã số 16): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán bên Nợ TK 111, 112, đối ứng các bên Có TK 161, 136, 3386..

- Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (Mã số 17)Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán bên Có TK 111, 112, 113 đối ứng các TK 161, 353, 3386…

- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 20):

Mã số 20 = Mã số 08 + Mã số 09 + Mã số 10 + Mã số 11 + Mã số 12 + Mã số 13 + Mã số 14 + Mã số 15 + Mã số 16 + Mã số 17

Ưu nhược điểm

+ Không cho thấy được mối liên hệ giữa kết quả hoạt động kinh doanh với kết quả lưu chuyển tiền từ hoạt động này

+ Các số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ khó kiểm tra đối chiếu với các số liệu trong các báo cáo khác

+ Khắc phục được nhược điểm của phương pháp trực tiếp, cho thấy cụ thể mối liên hệ giữa kết quả hoạt động kinh doanh với kết quả lưu chuyển tiền từ hoạt động này

+ Dễ kiểm tra, đối chiếu với các số liệu trong các báo cáo tài chính khác.

 * Đối tượng áp dụng các phương pháp

        Theo chế độ kế toán, Doanh nghiệp có thể lựa chọn và áp dụng phương pháp thích hợp với khả năng, yêu cầu quản lý và đặc điểm kinh doanh của đơn vị. Phương pháp lựa chọn cần được áp dụng một cách nhất quán, phù hợp với qui định tại Chuẩn mực chung (VAS01).

       Phương pháp trực tiếp được lập căn cứ trực tiếp vào tiền thu, tiền chi của từng hoạt động. Sau khi lập so sánh với sổ quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng số liệu đầu kỳ, cuối kỳ và phát sinh trong kỳ khớp đúng là báo cáo phù hợp. Phương pháp gián tiếp được lập căn cứ từ lợi nhuận trước thuế loại trừ các giao dịch không bằng tiền để đưa ra được các luồng lưu chuyển tiền tệ.

      Phương pháp trực tiếp được đánh giá là một phương pháp dễ lập và dễ so sánh, tuy nhiên thì lượng thông tin cung cấp cho nhà quản trị không nhiều, trong khi đó phương pháp gián tiếp lại cung cấp được nhiều thông tin kế toán quản trị  giúp cho những nhà quản lý doanh nghiệp và quản lý tài chính có cái nhìn sâu và thực hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

       Trên thực tế, những kế toán mới ra trường với kinh nghiệm chưa nhiều thường lựa chọn phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp trong khi những kế toán có nhiều kinh nghiệp thường lựa chọn lập theo phương pháp gián tiếp.

Tổng số điểm của bài viết là: 29 trong 7 đánh giá

Xếp hạng: 4.1 - 7 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây