1. Khái niệm
Biểu đồ nhân quả có nhiều tên gọi khác nhau như sơ đồ Ishikawa hoặc sơ đồ xương cá. Biểu đồ nhân quả thể hiện mối liên quan giữa các đặc tính chất lượng (kết quả) và các yếu tố ảnh hưởng (nguyên nhân). Đặc trưng của biểu đồ này là giúp chúng ta lên danh sách và xếp loại những nguyên nhân tiềm ẩn chứ không cho ta phương pháp loại trừ nó.
Sơ đồ này lần đầu tiên được ông Ishikawa đề xuất với 4 nhóm nguyên nhân chủ yếu gọi là sơ đồ 4M: Men - con người, Machines - thiết bị, Material - nguyên vật liệu, Methods - phương pháp), sau đó được bổ xung thêm nhóm nguyên nhân đo lường - Measurement thành 5M và ngày nay nó được hoàn thiện và bổ sung với nhiều yếu tố nữa trong đó có môi trường bên ngoài.
Hình 1. Biểu đồ nhân quả
- Liệt kê và phân tích các mối liên hệ nhân quả, đặc biệt là những nguyên nhân làm quá trình biến động vượt ra ngoài giới hạn quy định trong tiêu chuẩn hoặc quá trình.
- Tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết vấn đề trừu tượng, nguyên nhân tới giải pháp. Định rõ những nguyên nhân cần xử lý trước và thứ tự công việc cần xử lý nhằm duy trì sự ổn định của quá trình, cải tiến quá trình.
- Có tác dụng tích cực trong việc đào tạo, huấn luyện cán bộ kỹ thuật và kiểm tra.
- Nâng cao sự hiểu biết, tư duy logic và sự gắn bố giữa các thành viên.
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết và xem vấn đề đó là hệ quả của một số nguyên nhân sẽ phải xác định.
Bước 2: Lập danh sách tất cả những nguyên nhân chính của vấn đề trên bằng cách đặt các câu hỏi 4W (Who – What – Where – When) và 1H (How). Sau đó, trình bày chúng bằng những mũi tên chính.
Hình 2. Vẽ các xương cá
Bước 3: Tiếp tục suy nghĩ những nguyên nhân cụ thể hơn (nguyên nhân cấp 1) có thể gây ra nguyên nhân chính, được thể hiện bằng những mũi tên hướng vào nguyên nhân chính.
Bước 4: Nếu cần phân tích sâu hơn thì nên xem mỗi nguyên nhân mới như là hệ quả của những loại nguyên nhân khác nhỏ hơn (bằng cách lặp lại bước 3).
Hình 3. Vẽ các nguyên nhân phụ lên các xương cá
Bước 5: Sau khi phác thảo xong biểu đồ nhân quả, cần hội thảo với những người có liên quan, nhất là những người trực tiếp sản xuất để tìm ra một cách đầy đủ nhất các nguyên nhân gây nên những trục trặc, ảnh hưởng tới chỉ tiêu chất lượng cần phân tích.
Bước 6: Điều chỉnh các yếu tố và thiết lập biểu đồ nhân quả để xử lý.
Bước 7: Lựa chọn và xác định một số lượng nhỏ (3 đến 5) nguyên nhân chính có thể làm ảnh hưởng lớn nhất đến chỉ tiêu chất lượng cần phân tích. Sau đó cần có thêm những hoạt động, như thu thập số liệu, nỗ lực kiểm soát... các nguyên nhân đó.
Ví dụ: Biểu đồ nhân quả về các yếu tố ảnh hưởng đến nguyên nhân gây khuyết tật thiếu cao xu hông lốp xe máy tại công ty X
Hình 4. Ví dụ về biểu đồ xương cá
Tác giả bài viết: Ths.Nguyễn Thị Thuỷ - Giảng viên khoa Kinh tế
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn