Tại Việt Nam, chuyển đổi số được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… để thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty. Chuyển đổi số ở Việt Nam bắt đầu từ tầm nhìn của doanh nghiệp, chủ trương của chính phủ, trải nghiệm của người dân và đang bước vào giai đoạn tăng tốc. Trải qua các giai đoạn thử nghiệm, ứng dụng vào thực tế, tháo gỡ khó khăn, đến nay chuyển đổi số Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng.
Theo báo cáo của Cisco & IDC về mức độ tăng trưởng số của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại châu Á – Thái Bình Dương, chỉ có khoảng 3% doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số chưa thực sự quan trọng trong hoạt động kinh doanh. 62% doanh nghiệp kỳ vọng chuyển đổi số sẽ giúp họ tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới. Đáng mừng hơn là 56% doanh nghiệp nhận thấy sự cạnh tranh đang thay đổi và chuyển đổi số đã giúp họ làm được điều này.
Những con số trên đã chứng tỏ mức độ quan tâm cũng như nhận thức rõ ràng của doanh nghiệp về tầm quan trọng của chuyển đổi số.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là 98% doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa nhận thức được trọn vẹn và đúng đắn về vai trò của chuyển đổi số trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Bởi lẽ chỉ mới 31% doanh nghiệp đang ở bước đầu của chuyển đổi số, 53% đang ở giai đoạn quan sát và chỉ 3% đã hoàn thiện cơ bản quá trình này.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%) …
Chuyển đổi số đã trở thành xu thế phát triển tất yếu trên toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Chuyển đổi số gắn liền với sự phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Năm 2019, khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (Vinasa) cho thấy 40,6% đơn vị tham gia khẳng định đã sẵn sàng nguồn lực và 23,6% đang triển khai các hoạt động chuyển đổi số. Tuy nhiên khi đó, cũng có tới 30,7% nói đã tìm hiểu nhưng chưa biết cần phải làm gì, 38% băn khoăn chuyển đổi số nên bắt đầu từ đâu, hay chưa hiểu tin học hóa khác với chuyển đổi số ra sao.
- Năm 2019: Chuẩn bị bước đầu triển khai các hoạt động chuyển đổi số
Để thích ứng với tình hình mới, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.
+ Về nguồn nhân lực: Năm 2019, khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (Vinasa) cho thấy 40,6% đơn vị tham gia khẳng định đã sẵn sàng nguồn lực và 23,6% đang triển khai các hoạt động chuyển đổi số. Tuy nhiên khi đó, cũng có tới 30,7% nói đã tìm hiểu nhưng chưa biết cần phải làm gì, 38% băn khoăn chuyển đổi số nên bắt đầu từ đâu, hay chưa hiểu tin học hóa khác với chuyển đổi số ra sao.
+ Về công nghệ
- Năm 2020: Năm khởi động nhận thức về chuyển đổi số
+ Thay đổi nhận thức và ứng dụng các công nghệ số vào các khâu như quản trị nội bộ, mua hàng, logistics, sản xuất, marketing, bán hàng và thanh toán.
+ Đặc biệt, ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Việc ban hành Chương trình này đánh dấu Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình về chuyển đổi số quốc gia, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số song hành cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Chương trình chuyển đổi số quốc gia đặt mục tiêu kép là vừa phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.
Cùng lúc này, những thay đổi đột ngột do ảnh hưởng của Covid-19 khiến chuyển đổi số trở thành điều kiện sống còn của các doanh nghiệp, tổ chức. Song song với đó, Chính phủ Việt Nam cũng quyết tâm đẩy nhanh tiến trình xây dựng Chính phủ số, phát triển kinh tế số, đặt nền móng quan trọng cho giai đoạn tiếp theo trên con đường chuyển đổi số từ chính sách đến hành động.
- Năm 2021: Năm bắt đầu triển khai, trải nghiệm về chuyển đổi số
Một trong những dấu ấn quan trọng là từ 1/7/2021, Bộ Công an đã xây dựng, triển khai thành công Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và chính thức đưa vào vận hành. Tính đến đầu tháng 10, hệ thống đã cấp hơn 71,7 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước sớm ứng dụng định danh điện tử và phổ cập danh tính số trên thế giới.
Trong lĩnh vực thanh toán điện tử, sau hơn một năm triển khai thí điểm, tính đến hết tháng 8, tổng số người đăng ký và sử dụng tài khoản Mobile Money đạt gần 2,2 triệu người. Trong đó, số lượng người dùng tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa... đạt hơn 1,5 triệu người, chiếm gần 70%, theo thông tin từ Bộ TT&TT.
- Năm 2022: Đẩy mạnh chuyển đổi số
+ Chuyển đổi số với định hướng lấy người dân là trung tâm, toàn dân và toàn diện: Phổ cập dịch vụ trực tuyến, phổ biến nền tảng số phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh; Phổ cập nền tảng số khác phục vụ nhu cầu thiết yếu; Phổ cập sử dụng sàn thương mại điện tử; Phổ cập nền tảng dạy học trực tuyến; Phổ cập nền tảng hỗ trợ tư vấn sức khỏe.
+ Các nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy triển khai chuyển đổi số năm 2022 thông qua Công văn 797/BTTTT-THH Bộ Thông tin và Truyền thông.
+ Các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia – ngày 10/10 (Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 505/QĐ-TTg vào ngày 22/4) Với chủ đề "Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân"
Tác giả bài viết: Ths.Vũ Thị Hường- Giảng viên khoa Kinh tế
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn