Xây dựng bài tập thực hành nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng thương mại

Thứ ba - 02/08/2016 14:55
  1. Đặt vấn đề

       Trong ngân hàng thương mại có nhiều nghiệp vụ chuyên môn, song cơ bản được phân thành các nhóm như sau: nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng và đầu tư tài chính, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ vụ kinh doanh ngoại hối. Mỗi nghiệp vụ đều có đặc điểm riêng biệt và tùy đặc thù từng ngân hàng sẽ tiến hành theo cách thức khác nhau, song đều phải tuần theo những quy định chung của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng nói chung.

      Nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, nghiệp vụ này bao gồm các nghiệp cụ thể như nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, vốn phát hành giấy tờ có giá và vốn đi vay. Theo kết cấu đề cương chi tiết học phần, nghiệp vụ này được bố trí giảng dạy trong chương 1 môn nghiệp vụ ngân hàng thương mại nhưng chỉ dừng lại ở mức lý thuyết, bài tập thực hành hạn chế, chưa đi sâu vào nội dung nghiệp vụ. Theo đánh giá của các ngân hàng, sinh viên mới ra trường còn nhiều bỡ ngỡ và thiếu kỹ năng khi tiếp xúc với nghiệp vụ thực tế tại các ngân hàng. Mặt khác, hiện nay chương trình giảng dạy cho sinh viên hệ đại học ngành Tài chính – Ngân hàng đã được hiệu chỉnh theo hướng phù hợp với thực tế nghiệp vụ của các ngân hàng thương mại hiện nay, vì vậy, cần phải xây dựng thêm hệ thống các bài tập thực hành để sinh viên có điều kiện tiếp cận nghiệp vụ thực tế nhằm rèn luyện, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên trước khi tốt nghiệp ra trường.

  1. Xây dựng bài tập thực hành nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng thương mại

2.1. Một số vấn đề chung về bài tập thực hành

      Bài tập thực hành nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng thương mại là những bài tập vận dụng những kiến thức về nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng thương mại nhằm thực hiện các kỹ năng về huy động vốn phát sinh thực tế tại các ngân hàng thương mại.

      Bài tập tập thực hành nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng thương mại mang đầy đủ những đặc trưng của bài tập và những đặc trưng của môn học. Đây là phương tiện thúc đẩy nỗ lực tự học của sinh viên, giúp các em tiếp cận dần với các phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Đồng thời, bài tập tập thực hành nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng thương mại được đặt ra cho tất cả các đối tượng với tính chất và mức độ khác nhau, phù hợp với năng lực nhận thức của sinh viên.

        Như vậy, bài tập tập thực hành nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng thương mại có vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy tự học, phát huy năng lực tư duy độc lập, sáng tạo của sinh viên, giúp các em tiếp cận dần với phương pháp tự học, tự nghiên cứu, phát triển tự duy về hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại hiện nay. Khi sinh viên được làm bài tập thường xuyên sẽ giúp các em từng bước rèn luyện nâng cao kỹ năng về nghiệp vụ huy động vốn cụ thể trong ngân hàng hiện nay.

       Khi xây dựng bài tập thực hành nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

- Hệ thống bài tập phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học

- Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học

- Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, đa dạng.

- Hệ thống bài tập phải góp phần củng cố kiến thức cho sinh viên ở các mức độ hiểu, biết, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá.

- Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính phân hóa và vừa sức.

- Hệ thống bài tập phải phát huy tính tích cực nhận thức, năng lực sáng tạo của học sinh sinh viên.

       Bài tập thực hành có thể được sử dụng trong tiết ôn tập, luyện tập; sử dụng trong giờ thực hành hoặc sử dụng ngoài giờ lên lớp giúp các em rèn luyện, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp thực tế cho sinh viên.

2.2. Xây dựng bài tập thực hành nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng thương mại

       Để tiến hành xây dựng bài tập thực hành nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng thương mại, nhóm tác giả đã thực hiện các bước công việc như sau:

- Nghiên cứu các quy định chung của Nhà nước về nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng thương mại.

- Thu thập, nghiên cứu tham khảo các mô hình về nghiệp vụ huy động vốn tại các ngân hàng thương mại hiện nay.

- Lựa chọn và xây dựng bài tập thực hành nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng thương mại.

- Lấy ý kiến của cán bộ ngân hàng về tính thực tiễn của bài tập đã được xây dựng.

        Kết quả nhóm tác giả đã xây dựng được 5 bài tập thực hành về nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng thương mại, bao gồm:

- Bài tập1: Thực hành về nghiệp vụ mở sổ tiết kiệm cho khách hàng

- Bài tập 2:  Thực hành về nghiệp vụ thanh toán sổ tiết kiệm cho khách hàng

- Bài tập 3: Thực hành về nghiệp vụ mở tài khoản thanh toán cho khách hàng cá nhân

- Bài tập 4: Thực hành về nghiệp vụ mở tài khoản thanh toán cho khách hàng doanh nghiệp

- Bài tập 5: Thực hành về nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng.

  1. Định hướng về cách thức sử dụng và áp dụng bài tập thực hành nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng vào giảng dạy

      Sau khi xây dựng xong, nhóm tác giả đề xuất về cách thức sử dụng và áp dụng bài tập trên như sau:

- Đối tượng: Sinh viên năm thứ 4 hệ Đại học – Ngành Tài chính – Ngân hàng.

- Điều kiện tiên quyết: Sinh viên phải học xong các học phần chuyên ngành về ngân hàng.

- Thời gian thực hiện và chứng từ sử dụng:

Bài Nội dung Thời gian thực hiện Chứng từ sử dụng Ghi chú
Bài tập1: Thực hành về nghiệp vụ mở sổ tiết kiệm cho khách hàng

- Mở sổ (thẻ) tiết kiệm cho khách hàng

- Tìm hiểu các loại hình tiết kiệm trực tuyến của các NHTM

3 tiết

- Bảng kê và giấy nộp tiền

- Phiếu chuyển khoản

- Phiếu thu

- Giấy yêu cầu gửi tiết kiệm

- Sổ tiết kiệm

 
Bài tập 2:  Thực hành về nghiệp vụ thanh toán sổ tiết kiệm cho khách hàng

- Tất toán sổ tiết kiệm

- Thanh toán lãi định kỳ

- Thanh toán 1 phần gốc và lãi định kỳ

5 tiết

- Sổ tiết kiệm

- Phiếu chi

 
Bài tập 3: Thực hành về nghiệp vụ mở tài khoản thanh toán cho khách hàng cá nhân

- Tìm hiểu quy định về mở tài khoản và thanh toán tài khoản tiền gửi khách hàng cá nhân.

- Mở và đóng tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng cá nhân

3 tiết

- Bảng kê khai thông tin khách hàng là cá nhân

- Bảng kê và giấy nộp tiền

- Phiếu chuyển khoản

 
Bài tập 4: Thực hành về nghiệp vụ mở tài khoản thanh toán cho khách hàng doanh nghiệp

- Tìm hiểu quy định về mở tài khoản và thanh toán tài khoản tiền gửi khách hàng doanh nghiệp.

- Mở và đóng tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng doanh nghiệp.

3 tiết

- Bảng kê khai thông tin khách hàng là doanh nghiệp

- Bảng kê và giấy nộp tiền

- Phiếu chuyển khoản

- Mẫu chữ ký của chủ tài khoản.

 
Bài tập 5: Thực hành về nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng

- Thanh toán ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu

- Thanh toán séc

- Thanh toán thẻ

5 tiết

- Giấy rút tiền

- Phiếu chuyển khoản

- Ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu

- Séc…

 

      Xây dựng và ứng dụng bài tập thực hành nghiệp vụ huy động trong ngân hàng thương mại vào giảng dạy là hết sức cần thiết và quan trọng nhằm rèn luyện và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp thực tế về huy động cho sinh viên, nhất là sinh viên chuyên ngành ngân hàng. Tuy nhiên, khi giảng dạy giảng viên cần phải thường xuyên cập nhật kiến thức và quy định mới của nhà nước về nghiệp vụ huy động vốn đề bài giảng mang tính thực tiễn cao hơn.

Tác giả bài viết: Vũ Thị Thanh Huyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây