Du lịch Việt Nam đang tăng trưởng tốt, được đánh giá là điểm đến an toàn, thân thiện nhất trong khu vực và thế giới. Để duy trì và phát triển hình ảnh tốt đẹp của Du lịch Việt Nam đối với du khách quốc tế và nội địa, tiếp tục giữ được đà tăng trưởng cao như hiện nay, bên cạnh việc định hướng khai thác thị trường phù hợp, tăng cường xúc tiến quảng bá, bảo đảm chất lượng sản phẩm, thì việc đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách tại các điểm du lịch trong cả nước, đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
(Ảnh từ Internet)
1. Vai trò của an toàn, an ninh trong hoạt động kinh doanh khách sạn và du lịch
Công tác an toàn trong khách sạn có lợi ích rất lớn đối với du khách, đối với người lao động và đối với người quản lý khách sạn về sức khỏe, tính mạng, tâm lý, tài sản, năng suất, chất lượng lao động.
Mất an toàn, an ninh trong trong kinh doanh khách sạn và du lịch không xảy ra thường xuyên nhưng hậu quả biểu hiện rất rõ nét. Sự mất an toàn trong kinh doanh khách sạn và du lịch có thể xuất hiện do sự mất lòng tin về an toàn và tính hấp dẫn của điểm du lịch gây ra. Do cảm nhận, suy đoán như vậy, nên có những ảnh hưởng rất xấu và rất khó khắc phục. Cảm nhận về sự an toàn của du khách là yếu tố hàng đầu, quyết định sự phát triển và tiếp tục tăng trưởng của ngành Du lịch. Do đó, mục tiêu của quản lý an toàn, an ninh cho du khách là giữ vững lòng tin, tái tạo sự tin tưởng và phục hồi hoạt động kinh doanh khách sạn và du lịch.
Khi xuất hiện mất an toàn, an ninh, thì phương tiện truyền thông trước tiên tập trung phản ánh diễn biến của sự kiện. Cơ quan Du lịch quốc gia chỉ có thể làm cho giới báo chí nhận thức việc đưa tin về các sự kiện xảy ra ảnh hưởng như thế nào đối với du lịch và nên phản ánh ở mức độ nào. Nhưng thực tế thì phải sau một số ngày, các phương tiện thông tin mới, tập trung vào hậu quả của mất an toàn, an ninh, điều chỉnh những thông tin “nóng hổi” trước đây. Đến lúc đó thì thông tin đã phát đi, suy đoán của khách du lịch đã được hình thành, các quyết định hoãn hay thay đổi chuyến đi đã được thực hiện.
- An ninh chung: Nhiều khách sạn có phòng an ninh riêng để ngăn chặn tội phạm và bảo vệ khách hàng cũng như nhân viên khỏi các mối đe dọa về trộm cắp, hỏa hoạn hay các cuộc tấn công hành hung khác. Tuy nhiên, tất cả các nhân viên trong khách sạn cần phải nỗ lực cảnh giác để giữ cho khách sạn được an toàn và đảm bảo môi trường an toàn cho mọi người.
3. Giải pháp khắc phục sự mất an toàn, an ninh trong du lịch
- Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Để khắc phục được sự mất an toàn, an ninh, ngoài việc Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có kế hoạch và chỉ thị chung, có chương trình hành động cụ thể để lập lại kỷ cương ở tất cả các điểm đến của đất nước, thì các ngành và chính quyền địa phương các cấp có điểm đến được gọi là có sự mất an toàn, an ninh cũng rất cần và phải vào cuộc theo quy định phân cấp trong Luật Du lịch.
Chủ động nắm tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động, tội phạm, tệ nạn xã hội lợi dụng du lịch chống phá, vi phạm pháp luật. Nâng cao chất lượng các mặt công tác nghiệp vụ, nắm chắc tình hình đấu tranh có hiệu quả với tội phạm hình sự, như cướp, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản… khách du lịch; không để hình thành băng, ổ nhóm tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, tụ điểm tệ nạn ma túy, cờ bạc, mại dâm; mở các cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trên các tuyến, địa bàn trọng điểm. Thực hiện nghiêm túc chế độ trực, cập nhật, thống kê tình hình, số liệu, báo cáo; duy trì lực lượng thường xuyên tiếp nhận, xử lý kịp thời tin báo, tố giác tội phạm, thông tin vụ việc về ANTT liên quan du lịch.
Tăng cường công tác quản lý xuất, nhập cảnh, người nước ngoài, tạm trú, tạm vắng, đầu tư ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phòng chống cháy, nổ, đảm bảo trật tự công cộng, trật tự, an toàn giao thông.
Phối hợp tổ chức tuần tra, canh gác, bảo vệ các địa bàn, mục tiêu trọng điểm, nơi diễn ra các sự kiện văn hóa lớn, trung tâm du lịch; thanh kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý nghiêm minh việc dừng đỗ, đón trả khách, hàng hóa không đúng nơi quy định, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; điều kiện cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ chưa đảm bảo; “cò mồi”, “đeo bám”, “chèo kéo”, ép buộc khách, gian lận, tăng giá tùy tiện.
- Đối với doanh nghiệp: Các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh du lịch trên địa bàn phải quan tâm hơn nữa đến an toàn, an ninh cho du khách và doanh nghiệp. Có phương án phòng chống thiên tai, hoả hoạn và các sự cố môi trường khác, giảm tới mức thấp nhất hậu quả. Các cơ sở lưu trú, ăn uống, vận chuyển và vui chơi giải trí phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn, vệ sinh, phòng chống cháy nổ và phòng ngừa tai nạn, tệ nạn xã hội, đảm bảo cho du khách được hưởng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Công tác giáo dục cũng cần được tăng cường và có biện pháp phù hợp để mọi cán bộ, công nhân viên trong mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng cư dân tham gia hoạt động du lịch có trách nhiệm tinh thần và vật chất đảm bảo uy tín, chất lượng dịch vụ lâu dài, phát triển du lịch bền vững, không chạy theo lợi ích cục bộ trước mắt, tạo ấn tượng tốt đẹp cho các đối tác và du khách quốc tế đã đến du lịch Việt Nam và khách du lịch nội địa đã đi du lịch trong nước trở thành người quảng bá tích cực cho các điểm đến của Việt Nam mà họ đã tới.
Ngành kinh doanh khách sạn – du lịch là ngành khai thác các yếu tố của môi trường tự nhiên để phục vụ con người. Vì vậy các vấn đề đảm bảo an toàn tính mạng và tăng cường sức khỏe cho du khách càng phải được quan tâm. Trong mỗi khách sạn, nhà hàng cần phải thực hiện rất nhiều các biện pháp cụ thể trong quá trình sản xuất nhằm giữ sự an toàn và tăng cường sức khỏe cho du khách; từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn.
Tác giả bài viết: Vũ Hường
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn