Những năm qua, hoạt động thương mại ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo ở nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, giúp mang lại nguồn thu cho ngân sách, cải thiện đời sống của người dân các địa phương thuộc khu vực này. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu của “Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 – 2020” là tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đạt tốc độ tăng trung bình hằng năm khoảng 15 đến 20%. Đến năm 2020, có 60-80% các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo có chợ đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới; hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp và xây mới các chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu. 100% sản phẩm hàng hóa là đặc sản, lợi thế của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo có mặt tại các chợ, trung tâm thương mại trong cả nước và xuất khẩu thì vấn đề tổ chức quản lý hoạt động thương mại tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo cần được quan tâm và thực hiện nghiêm túc.
(Ảnh: Internet)
1. Điều kiện cần có để tổ chức hoạt động thương mại tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo
- Nguồn lực thương mại:
- Cơ sở hạ tầng thương mại: Là nơi diễn ra sự trao đổi, buôn bán hàng hóa như chợ, siêu thị, trung tâm mua sắm…
- Phải có vốn kinh doanh.
- Thực hiện mua - bán hàng hoá.
- Kinh doanh thương mại sau mỗi chu kỳ kinh doanh phải đảm bảo bảo toàn được vốn kinh doanh và có lợi nhuận (lãi).
2. Tổ chức hoạt động thương mại tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo
Thứ nhất, nghiên cứu, xây dựng và phát triển hệ thống chính sách, pháp luật đặc thù về phát triển thương mại khu vực biển và hải đảo:
Nghiên cứu xây dựng chiến lược, kế hoạch đặc thù phát triển thương mại biển và hải đảo đối với từng vùng, từng khu vực hoặc từng huyện đảo, xã đảo.
Xây dựng, áp dụng và phát triển cơ chế “biên mậu trên biển” đối với một số huyện đảo, xã đảo.
Thứ hai, khuyến khích phát triển thương nhân, các loại hình doanh nghiệp hoạt động thương mại tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo:
Phát huy các doanh nghiệp do chính cư dân khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo quản lý và điều hành.
Tổ chức trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo với các thương nhân trong và ngoài nước.
Xây dựng và phát triển mối quan hệ, liên kết bạn hàng giữa các thương nhân tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo cũng như với các thương nhân trong và ngoài nước.
Đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp hoạt động thương mại tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Thứ ba, khuyến khích phát triển mặt hàng là lợi thế phát triển của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo:
Khuyến khích đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ đối với hàng hóa là lợi thế phát triển của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa là lợi thế phát triển của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thông qua hệ thống phân phối trên thị trường nội địa.
Khuyến khích một số mặt hàng là lợi thế phát triển của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo xuất khẩu ổn định ra thị trường quốc tế.
Thứ tư, xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo:
Xây dựng, thiết lập hệ thống dịch vụ kho bãi, gia công, chế biến, bao bì, đóng gói, nhãn mác, giao nhận, vận chuyển hàng hóa, tài chính, ngân hàng.
Xây dựng hệ thống kho hàng tại các hải đảo.
Xây dựng và phát triển các điểm phân phối tổng hợp tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ thanh toán, tài chính, ngân hàng tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Xây dựng mô hình phân phối đặc thù phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Thứ năm, xây dựng và phát triển hoạt động đối với chợ miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo:
Rà soát, đánh giá hiệu quả các hoạt động tại chợ miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Xây dựng hạ tầng chợ miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo từ ngân sách Trung ương.
Khuyến khích địa phương kêu gọi hỗ trợ vốn đầu tư phát triển chợ từ các nguồn kinh phí của các tổ chức, đơn vị hợp tác.
Thứ sáu, tăng cường năng lực cho công chức, viên chức của tỉnh, huyện, xã về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Thứ bảy, tuyên truyền, quảng bá đối với phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo:
Phát hành ấn phẩm “Hàng hóa thương hiệu miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo Việt Nam”.
Xây dựng chuyên trang thông tin về sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên cổng thông tin điện tử hiện có.
3. Quản lý hoạt động thương mại tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo
3.1. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
- Bộ Công Thương: Là cơ quan chủ trì, quản lý và điều hành Chương trình có trách nhiệm:
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình, hoàn thiện khung pháp lý về phát triển thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Tổng hợp, phê duyệt, thực hiện và theo dõi việc tổ chức thực hiện các hoạt động.
Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai thực hiện.
- Trách nhiệm của Bộ Tài chính:
Bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện các nội dung hoạt động theo phân cấp và theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển hàng năm để thực hiện các dự án đầu tư.
Rà soát, đề xuất với Chính phủ sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ vốnđầu tư từ ngân sách nhà nước đối với các dự án hạ tầng thương mại chủ yếu ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ, ngành liên quan đề xuất Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách để phát triển các vùng nông, lâm, thủy sản có thế mạnh nhằm khuyến khích tiêu thụ sản phẩm cho khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương rà soát quy hoạch sử dụng đất, khu vực biển, cân đối và phân bổ quỹ đất, khu vực biển phù hợp với quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
- Trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ, ngành liên quan đề xuất Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công Thương lồng ghép các dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác với các đề án thuộc Chương trình này để triển khai thực hiện.
3.2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn và huy động thêm các nguồn lực cho các dự án của Chương trình.
- Bố trí kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung hoạt động.
- Thực hiện lồng ghép các nội dung hoạt động với các chương trình, đề án khác trên địa bàn để huy động tối đa nguồn lực của địa phương nhằm thực hiện có hiệu quả.
- Tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương về tình hình triển khai thực hiện.
3.3. Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan
- Xây dựng, tổ chức thực hiện các đề án, dự án phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo,
- Phối hợp với Bộ Công Thương phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các đối tượng thụ hưởng thực hiện các đề án, dự án.