Xét dưới góc độ của các giao dịch mua bán trực tiếp (bán hàng cá nhân) thì bán hàng là tiến trình thực hiện các mối quan hệ giữa người mua và người bán, trong đó người bán nỗ lực khám phá nhu cầu, mong muốn của người mua nhằm thỏa mãn tối đa các lợi ích lâu dài cho cả hai bên mua và bán.
Quan niệm bán hàng hiện nay và trước đây rất là khác nhau. Trước đây, bán hàng là bán sản phẩm, còn ngày nay bán hàng là bán lợi ích sản phẩm. Từ đó có thể hiểu hoạt động bán hàng hiện đại là một hoạt động giao tiếp mà người bán khám phá nhu cầu của người mua đồng thời khẳng định khả năng đáp ứng nhu cầu đó bằng lợi ích của sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của cả hai bên.
Một số kỹ năng thường được sử dụng khi bán hàng đó là:
Một trong những tình huống nhân viên bán hàng thường gặp đó là khách hàng chê sản phẩm bán giá cao. Khi đó, nhân viên bán hàng nên biết cách để hóa giải lời than phiền từ khách hàng bằng phương pháp Sashimi. Phương pháp bán hàng Sashimi được vận dụng từ việc nghiên cứu cách chế biến món ăn Sashimi - món ăn nổi tiếng của Nhật Bản.
Có thể so sánh một cách đơn giản giữa đặc trưng của món Sashimi với phương pháp bán hàng Sashimi như sau:
Đặc trưng |
Món ăn Sashimi |
Phương pháp bán hàng Sashimi |
Thái lát | Hải sản được cắt thành từng lát mỏng có chiều rộng khoảng 2,5 cm, chiều dài 4 cm và dày chừng 0,5 cm. |
Chia giá bán sản phẩm thành các mức giá theo đơn vị so sánh cụ thể Ví dụ: Chiếc khẩu trang Petshop có giá 48 nghìn đồng (loại thường chỉ 5-10 nghìn đồng), có thể thuyết phục khách hàng mua sản phẩm bằng cách:. "Chỉ hơn 1 ngàn đồng mỗi ngày (1.600 đồng/ngày trong vòng 30 ngày), quý khách có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân khỏi khói bụi và ô nhiễm” |
Kích cỡ có thể khác nhau tuỳ vào loại nguyên liệu và người đầu bếp |
Có thể uyển chuyển "thái lát", thái thật nhỏ, thái theo nhiều cách giá cả, cho đến khi khách hàng cảm thấy chấp nhận thanh toán để mua. Ví dụ: một khoá học nấu ăn trị giá 3 triệu đồng, học trong 10 buổi. Thay vì "thái lát" còn 300 nghìn đồng/buổi, ta "thái lát" tiếp. 10 buổi học được 20 món, vậy là mỗi món chỉ có 150 nghìn đồng. "Đi ăn món đó ở nhà hàng 1 lần cũng gần bằng giá đó rồi. Mình học về trổ tài được bao nhiêu lần cho gia đình cùng thưởng thức". |
|
Quy số tiền đã được "thái lát" thành 1 món hàng quen thuộc nào đó. Ví dụ: 2 nghìn đồng chỉ bằng ly trà đá, 30 nghìn đồng chỉ ngang tô phở hay 200 nghìn đồng tương đương 1 buổi xem phim ở Vincom |
||
Gia vị | Hải sản thái lát được ăn cùng với các loại nước chấm như xì dầu, tương, các loại gia vị và rau |
Sau khi đã "thái lát" giá cả, để phần nào giúp khách hàng giải toả được áp lực tài chính, hãy giới thiệu trọn vẹn các giá trị vượt trội của sản phẩm, để khách hàng cảm thấy sản phẩm mình rất đáng đồng tiền bát gạo. Ví dụ: Khẩu trang PetShop được thiết kế trẻ trung, sinh động; 100% cotton, chất vải dày dặn, thấm mồ hôi tốt; sản phẩm được nhuộm màu theo công nghệ tối tân, rất bền màu và không gây kích ứng da, kể cả những người có làn da mẫn cảm như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; sản phẩm có thể giặt, vệ sinh dễ dàng sau thời gian sử dụng |
Phương pháp bán hàng Sashimi được áp dụng trong bán hàng để giải quyết từ chối của khách hàng khi họ nhận thấy giá sản phẩm cao quá (so với túi tiền của họ hoặc sản phẩm cùng loại khác). Hiện nay các công ty đã ứng dụng uyển chuyển phương pháp này một cách hiệu quả vào thực tế hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, tùy thuộc vào từng loại sản phẩm, đội ngũ nhân viên bán hàng cần vận dụng linh hoạt phương pháp bán hàng Sashimi để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm.
Tài liệu tham khảo: FB My Nguyen - Copywriter's Corner
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Ngọc Mai
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn