Ảnh hưởng của Luật kế toán và Luật thuế đến quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Thứ hai - 09/10/2017 11:26

       Nhưng lại bị rằng buộc bởi các văn bản pháp luật về thuế như các thông tư, nghị định của Luật thuế. Trong khi Luật kế toán và luật thuế lại có nhiều điểm chưa tương đồng đã tạo ra nhiều ảnh hưởng đến việc quyến toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

       Xuất phát từ mục đích tìm hiểu ảnh hưởng của Luật kế toán và luật thuế đến quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đồng thời cập nhật kiến thức thực tế cho giảng viên và sinh viên ngành tài chính kế toán. Ngày 04/10/2016 Bộ môn Tài chính - Kế toán đã tổ chức Hội thảo Seminar với chủ đề “Ảnh hưởng của Luật kế toán và luật thuế đến quyến toán thuế thu nhập doanh nghiệp”

      Nội dung buổi hội thảo giải quyết 3 vấn đề:

  1. Xác định và nhận dạng các khoản chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn giữa Luật thuế và Luật kế toán.
  2. Sự ảnh hưởng của các khoản chênh lệch giữa Luật thuế và Luật kế toán đến quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
  3. Giải pháp cho các doanh nghiệp khi có phát sinh chênh lệch giữa Luật thuế và Luật kế toán.

       Tham dự hội thảo có đồng chí Đoàn Thị Thu Hằng – đại diện phòng Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, đồng chí Nguyễn Thị Chuyên – Phó trưởng khoa Kinh tế, cùng các giảng viên trong bộ môn.

I. Xác định và nhận dạng các khoản chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn giữa Luật thuế và Luật kế toán.

       Thực tế hiện nay Kế toán các doanh nghiệp đang hạch toán kế toán theo luật kế toán, tuy nhiên Luật thuế lại có những rằng buộc không đồng nhất với Luật kế toán, điều này đã tạo ra các khoản chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn giữa luật thuế và luật kế toán.

* Chênh lệch vĩnh viễn (Chênh lệch thường xuyên): 

        Là các khoản chênh lệch phát sinh khi thực hiện quyết toán thuế, cơ quan thuế loại hoàn toàn ra khỏi doanh thu/chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ căn cứ theo luật và các chính sách thuế hiện hành.

Ví dụ chênh lệnh vĩnh viễn do:

       - Khoản chi phí không có hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ chứng minh;

       - Các khoản tổn thất tài sản,

       - Chi lương khi không ký hợpđồng với ngườilao động, người không làm việc tại doanh nghiệp

       - Chi phí sửa chữa tài sản không thuộc sở hữu của doanh nghiệp,

       - Các khoản chênh lệch vĩnh viễn không thuộc đối tượng điều chỉnh của VAS17: Chi phí không được chấp nhận cho mục đích tính thuế như:

       + Tiền phạt vi phạm hành chính, vi phạm thuế

       + Lãi tiền vay của cá nhân quá tỷ lệ khống chế quy định: Không quá 150% lãi suất của Ngân hàng Nhà nước công bố;

       + Chi phí không có hóa đơn tài chính, chi phí lãi vay tương ứng với phần vốn góp chưa đủ …

*  Chênh lệch tạm thời.

       Chênh lệch tạm thời là chênh lệch phát sinh do sự khác biệt về thời điểm doanh nghiệp ghi nhận thu nhập hoặc chi phí và thời điểm pháp luật về thuế quy định tính thu nhập chịu thuế hoặc chi phí được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế.

      Có hai loại chênh lệch tạm thời, đó là:

      + Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế TNDN:là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc Nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán

      Hay nói cách khác: Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp năm hiện tại giảm nhẹ hơn so với các năm trong tương lai: Đây là khoản “Chênh lệch tạm thời chịu thuế”.

     + Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc Nợ phải trả được thu hồi hay được thanh toán.

      Có nghĩa là: Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp năm hiện tại gánh nặng hơn so với các  năm trong tương lai: Đây là khoản “Chênh lệch tạm thời được khấu trừ”.

II. Sự ảnh hưởng của các khoản chênh lệch giữa Luật thuế và Luật kế toán đến quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

       Khi phát sinh các khoản chênh lệch sẽ ảnh hưởng đến sự quyết toán thuế TNDN của các doanh nghiệp, Trước tiên chúng ta phải phân biệt được Lợi nhuận kế toán và Thu nhập tính thuế

       - Lợi nhuận (lỗ) kế toán: Là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

      - Thu nhập tính thuế: Là thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp của một kỳ, được xác định theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được tính trên Cơ sở kết hợp Lợi nhuận từ Kế toán và Thông tư về thuế TNDN.

       VAS 17 sử dụng hai tài khoản để theo dõi ảnh hưởng về thuế của hai khoản chênh lệch trên như sau:

      Tài khoản 243 “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”: có số dư Nơ Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được hoàn lại trong tương lai = (Tổng chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm +Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng)*Thuế suất thuế TNDN hiện hành.

     Tài khoản 347 “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”: có số dư có Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành *Thuế suất thuế TNDN hiện hành

       Cách hạch toán chi phí thuế TNDN hiện hành và Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
F.1 Chi phí Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

  1. Tạm tính hàng kỳ (hàng quý)
    Nợ TK 8211 /   Có TK 3334:
  2. Điều chỉnh cuối năm quyết toán
    Tăng: Nợ TK 8211 /   Có TK 3334

Giảm: Nợ TK 3334  /   Có TK 8211

  1. Trả tiền thuế
    Nợ TK 3334 /  Có TK 112

F.2 Chi phí Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

       a. Ghi nhận ban đầu

       a.1/ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
         Nợ TK 8212 / Có TK 347:
       a.2/ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
         Nợ TK 243/ Có TK 8212

        b. Ghi nhận sau ban đầu

       b.1 Hoàn nhập tài sản thuế TN hoãn lại
         Nợ TK 8212 / Có TK 243

      b.2 Giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả
        Nợ TK 347 / Có TK 8212

       c/ Tăng Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
        Nợ TK 243 / Có TK 8212

       d/ Tăng thuế thu nhập hoãn lại phải trả
       Nợ TK 8212 / Có TK 347

       Như vậy, khi hạch toán kế toán mà chúng ta vận dụng theo Luật kế toán mà không lấy Thông tư về thuế để vận dụng hạch toán kế toán thì khi Cơ quan thuế xuống kiểm tra, quyết toán tại doanh nghiệp sẽ loại chi phí ra khỏi chi phí hợp lý, chính vì vậy mà kế toán các doanh nghiệp thường hay vận dụng các thông tư của Luật thuế để làm kế toán, mục đích của việc vận dụng thông tư về thuế để hạch toán trong kế toán là để không có sự chênh lệch giữa thuế và kế toán.

       Nhưng nếu làm như trên thì sẽ ảnh hưởng đến bản chất của kế toán. Nếu mà vẫn áp dụng thông tư về thuế để áp dụng trong việc hạch toán kế toán thì sẽchẳng bao giờ thấy được sự chênh lệch giữa thuế và kếtoán (Có nghĩa là chẳng bảo giờ chúng ta vận dụng Chuẩn mực kế toán số 17 trong kế toán). Và cũng sẽ chẳng bao giờ áp dụng các chỉ tiêu B2; B3 ; B9 ; B10trong Tờ khai quyết toán thuế TNDN (Vì tờ khai quyết toán thuế TNDN là bắt đầu từ Chỉ tiêu A1 “Lợi nhuận kế toán trước thuế” Mà chỉ tiêu A1 bằng đúng chỉ 50 trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh). Rồi từ đó chỉ tiêu B1 trở đi là bắt đầu vận dụng Luật thuế TNDN để xác định số thuế TNDN phải nộp.Rõ ràng là chúng ta thấy được sự tách bạch rõ ràng trong Tờ khai quyết toán thuế TNDN giữa Kế toán và Thuế.

III. Giải pháp cho các doanh nghiệp khi có phát sinh chênh lệch giữa Luật thuế và Luật kế toán.

Trong hạch toán kế toán của doanh nghiệp, để đảm bảo hạch toán đúng bản chất của kế toán thì các doanh nghiệp cần vận dụng đúng chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán mà không sử dụng thông tư về thuế để vận dụng trong việc hạch toán kế toán.

Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì cần bám sát các thông tư của Thuế đểchủ độngtính ra chênh lệch tạm thời phải chịu thuế và chênh lệch tạm thời được khấu trừ (hạch toán vào chỉ tiêu B2,B3 và B9, B10 trên tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN) và chênh lệchvĩnh viễn(hạch toán vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN)để theo dõi và tự hạch toán quyết toán để khi cơ quan thuế xuống kiểm tra quyết toán sẽ không loại ra những chi phí mà không đúng theo luật Thuế.

Nếu phát sinh chênh lệchtạm thời số liệu giữa cách hạch toán theo Thuế và theo Kế toán thì chúng ta vận dụng chuẩn mực kế toán số 17 để giải quyết, tức là sử dụng tài khoản 347 “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” và tài khoản 243 “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” để hạch toán chênh lệch theo cách hạch toánđã nêu ở trên.

bctc

Có thể tóm lược các bước hạch toán kế toán theo Luật kế toán và theo Luật thuế như sau:

Bước 1: Thu thập thông tin gồm:

- Lợi nhuận kế toán trước thuế: Tính theo luật kế toán

– Tính thu nhập chịu thuế theo luật thuế

– (Thuế suất) Tỷ lệ thuế của năm hiện hành

– Chênh lệch tạm thời vào thời điểm cuối năm, được xác định là được khấu trừ hay bị đánh thuế trong tương lai

– Số dư đầu năm của tài sản (243) và nợ thuế hoãn lại (347)

Bước 2: Tính toán Chi phí thuế TNDN hiện hành phải nộp (Nợ 8211 có 3334). Dựa trên Lợi nhuận kế toán trước thuế, điều chỉnh cho các khoản chi phí không được trừ theo Luật thuế TNDN-Những khoản lỗ năm trước được kết chuyển sang-Thu nhập miễn thuế

Bước 3: Tính số dư cuối năm của hai tài khoản tài sản và nợ thuế hoãn lại để hạch toán

Bước 4: Xác định số thuế hoãn lại phải điều chỉnh

Bước 5: Ghi nhận bút thuế của niên độ

Nếu làm như vậy thì chúng ta có thể vừa vận dụng được các văn bản pháp luật về kế toán, đảm bảo đúng bản chất của kế toán và cũng giải quyết được chênh lệch giữa Luật kế toán và Luật thuế.

Tìm hiểu vềảnh hưởng của Luật kế toán và Luật thuế đến quyết toán thuế TNDN giúp kế toán các doanh nghiệp vận dụngđúng, đủ các văn bản pháp luật về kế toán và thuế, tránh được những chi phí không hợp lý khi có đoàn kiểm tra thuế mà vẫnđảm bảo đúng bản chất của hạch toán kế toán. Đặc biệt giúp giảng viên có sự nhìn nhận thật sựsâu sắc trong nghiên cứu và giảng dạy, từ đó đem lại cho sinh viên sự hứng thú khi đón nhận những kiến thức mới.

Seminar đã diễn ra thành công, mỗi giảng viên đã cập nhật cho mình những thông tin mới, hiểu vấn đề một cách triệt để, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác dạy và học của giảng viên và sinh viên Khoa Kinh tế.

 Tác giả: Nguyễn Thị Chuyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây