Phân biệt chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ

Thứ năm - 07/11/2024 16:10

Trong nền kinh tế thị trường và chuyển đổi số, các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt trên cùng một thị trường rộng lớn. Mô hình kinh doanh hiện đại và xuất hiện nhiều đối thủ mới khiến các doanh nghiệp phải chịu nhiều áp lực. Doanh nghiệp tìm cách xây dựng các chiến lược chiếm lĩnh các thị trường ngách, thị trường mà doanh nghiệp mình có thể nắm thế “độc quyền”. Doanh nghiệp lựa chọn nên tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh trong “đại dương đỏ” hay phải khai phá tìm kiếm cơ hội ở “đại dương xanh”. Bài viết này sẽ phân biệt chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ để các doanh nghiệp vận dụng trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm mang đến lợi nhuận và sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

1. Chiến lược đại dương xanh (Blue Ocean Strategy)

Chiến lược đại dương xanh là những khoảng trống thị trường không có sự cạnh tranh hoặc cạnh tranh không đáng kể. Chiến lược đại dương xanh là chiến lược phát triển và mở rộng thị trường mà trong đó không có hoặc có ít đối thủ cạnh tranh.

Các doanh nghiệp áp dụng chiến lược này tìm ra và theo đuổi một thị trường mới mà chưa có doanh nghiệp nào đi theo hoặc sự cạnh tranh không đáng kể. Các doanh nghiệp áp dụng chiến lược này tìm kiếm những thị trường mới, đưa ra các sản phẩm và dịch vụ độc đáo, khác biệt với những gì đang có trên thị trường, từ đó tạo ra một không gian riêng biệt, không bị canh tranh với các đối thủ cùng ngành. Từ đó giúp doanh nghiệp đạt được sự phát triển và thành công bền vững, đồng thời giúp tăng cường giá trị cho khách hàng và cộng đồng.

Đặc điểm của chiến lược đại dương xanh:

  • Tập trung vào khách hàng: Chiến lược này đặt khách hàng làm trung tâm, đưa ra các sản phẩm và dịch vụ độc đáo, khác biệt và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Tạo ra không gian riêng biệt: Tìm kiếm những khoảng trống thị trường mới, không có sự cạnh tranh hoặc cạnh tranh không đáng kể, đưa ra các sản phẩm và dịch vụ khác biệt để tạo ra một không gian riêng biệt, không bị canh tranh với các đối thủ cùng ngành.
  • Giảm thiểu chi phí: Tập trung vào các yếu tố quan trọng, giảm thiểu các yếu tố không cần thiết để giảm thiểu chi phí.
  • Tạo ra giá trị mới: Tạo ra giá trị mới cho khách hàng và cộng đồng bằng cách đưa ra các sản phẩm và dịch vụ mới, độc đáo, giải quyết các vấn đề và nhu cầu mới.
  • Tạo ra độc nhất vô nhị: Tạo ra một thương hiệu, một sản phẩm hoặc một dịch vụ độc nhất vô nhị trên thị trường, tạo ra một tầm nhìn dài hạn cho doanh nghiệp.
  • Tăng cường sự khác biệt: Tăng cường sự khác biệt và giá trị của sản phẩm và dịch vụ, đưa ra các giải pháp bền vững và đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp không gây tác động tiêu cực đến môi trường đại dương. 

2. Chiến lược đại dương đỏ (Red Ocean Strategy)
Chiến lược "Đại dương đỏ" là những thị trường truyền thống đã bão hòa, đã có sự canh tranh khốc liệt và khai thác kỹ lưỡng.

Các doanh nghiệp trong môi trường này phải cạnh tranh với những đối thủ mạnh, quy luật đã được thiết lập rõ ràng, thị phần đã bị chia sẻ và khó có thể mở rộng thêm. Điều này khiến cho việc tìm kiếm những khoảng trống thị trường mới trở nên khó khăn hơn và đòi hỏi sự sáng tạo cao hơn từ các doanh nghiệp. Sự cạnh tranh trong môi trường này cực kỳ gay gắt, tuy nhiên vẫn có thể tạo ra lợi nhuận nếu các doanh nghiệp tìm ra cách để đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn và cải thiện sản phẩm và dịch vụ của mình để trở nên khác biệt và thu hút hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Đặc điểm của chiến lược đại dương đỏ:

  • Canh tranh khốc liệt: Môi trường đại dương đỏ đã được khai thác kỹ lưỡng, có nhiều đối thủ cạnh tranh và các quy luật đã được thiết lập rõ ràng, do đó sự canh tranh trở nên khốc liệt hơn.
  • Thị phần bão hòa: Thị phần trên thị trường đã được phân chia sẵn và khó có thể mở rộng thêm, làm cho việc tìm kiếm những cơ hội mới trở nên khó khăn.
  • Giá cả cạnh tranh: Giá cả trên thị trường cạnh tranh thường rất thấp, làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm sút và thậm chí có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
  • Sản phẩm và dịch vụ tương đồng: Sản phẩm và dịch vụ giữa các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thường rất tương đồng và khó có thể phân biệt.
  • Đầu tư kinh phí lớn: Để cạnh tranh trên thị trường này, các doanh nghiệp thường phải đầu tư kinh phí lớn để nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, quảng cáo và tiếp cận khách hàng.
  • Hạn chế sáng tạo: Do sự canh tranh khốc liệt và quy luật đã được thiết lập rõ ràng, doanh nghiệp khó có thể đưa ra sản phẩm và dịch vụ mới, sáng tạo để thu hút khách hàng và tạo ra lợi nhuận cao.

3. Phân biệt chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ

Bảng phân biệt chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ

Chiến lược “Đại dương xanh” là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp. Chiến lược “Đại dương xanh” mang tới những định hướng và chiến lược phát triển rõ ràng nhất cho hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Trong thời buổi nền kinh tế thị trường, “Đại dương xanh” tạo giá trị cho khách hàng mục tiêu, mở ra cơ hội để các doanh nghiệp có thể tồn tại, đứng vững trước các đối thủ cạnh tranh.

Trên đây tác giả đã đưa ra quan điểm của mình về chiến lược đại dương xanh và phân biệt chiến lược đại dương xanh và đại dương đỏ. Bài viết có tính ứng dụng trong quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học, giúp sinh viên ngành Quản trị kinh doanh nhận thức rõ hơn về sự cần thiết của việc áp dụng chiến lược đại dương xanh trong các nền kinh tế thị trường hiện nay. Từ đó, sinh viên có định hướng học tập và tìm tòi nghiên cứu về chiến lược đại dương xanh, vận dụng vào nghề nghiệp sau khi ra trường, đặc biệt khi khởi nghiệp kinh doanh.

Ths. Nguyễn Thị Ngọc Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây