Những điều cần biết về ngành kế toán

Thứ ba - 15/03/2022 14:58

        1. Kế toán là gì?

        Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân... Đây là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Từ quản lý ở phạm vi từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến quản lý ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế.

       2. Ngành Kế toán học những gì?

      - Sinh viên Kế toán sẽ được cung cấp kiến thức chuyên sâu về kế toán, kiểm toán, phân tích tài chính, phân tích kinh doanh, thuế, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế; các quy định về đạo đức nghề nghiệp của kế toán; kiến thức về thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ của kế toán bởi các bản báo cáo tài chính.

      - Qua các môn học phục vụ đắc lực cho nghề nghiệp như: Nguyên lý kế toán, Kế toán doanh nghiệp, Phân tích báo cáo tài chính, Quản trị tài chính, Lập và trình bày báo cáo tài chính, Thuế, Kế toán tin, lập báo cáo tài chính… sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức cơ bản về hệ thống thông tin kế toán cả trên góc độ vận dụng cũng như tổ chức;

      - Ngoài các kiến thức nên tảng, tổng quan, sinh viên học ngành kế toán còn được trang bị kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian… Trình độ ngoại ngữ đạt bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương; Sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học văn phòng và các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành được đào tạo; đạt trình độ IC3 về tin học ứng dụng. Đây chính là lợi thế cạnh tranh hàng đầu giúp cho sinh viên dễ dàng tiếp cận những đầu việc hấp dẫn, trở nên nổi trội hơn trong nền kinh tế hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay.

      3. Kỹ năng đạt được:

      - Kỹ năng chuyên môn và thực hành nghề nghiệp:

      + Có khả năng tổ chức lập chứng từ, sổ sách kế toán và báo cáo kế toán trong các loại hình doanh nghiệp và tổ chức kinh tế xã hội khác nhau;

      + Lập, kê khai và quyết toán thuế (Thuế GTGT, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Thu nhập cá nhân, thuế Xuất nhập khẩu,... );

      + Lập và phân tích các báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính);

       + Lập và thẩm định các dự án đầu tư;

       + Cập nhật, xử lý, phân tích, đánh giá số liệu và tham mưu về lĩnh vực kinh tế như: kế toán, kiểm toán, tài chính và ngân hàng cho lãnh đạo tại doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và các tổ chức kinh tế - xã hội khác;

      + Ứng dụng thành thạo các công cụ phục vụ thực hành nghề nghiệp, có khả năng độc lập trong thực hành nghề nghiệp, thiết lập và tổ chức dữ liệu phục vụ công tác kế toán trong thực tế.

        -  Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề:

      Có khả năng xử lý linh hoạt các hóa đơn chứng từ, nhận diện được những rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng đến hiệu quả của đơn vị.

        -  Kỹ năng mềm:

        + Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, lập kế hoạch...

       + Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

       + Có khả năng hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ cụ thể về kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế;

        + Tự định hướng, đưa ra quyết định chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân;

        + Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện các hoạt động.

      4. Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp

      - Có khả năng đảm nhận những công việc chuyên môn về kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế tại các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp, các công ty cung cấp dịch vụ kế toán - kiểm toán, các tập đoàn kinh tế với vai trò là người thực hiện trực tiếp hay người điều hành và quản lý;

      - Thực hiện các công việc liên quan đến tài chính kế toán các cấp của cơ quan quản lý nhà nước;

      - Giảng dạy chuyên ngành kế toán tại các cơ sở đào tạo;

      - Có khả năng học tập nâng cao trình độ cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ;

      - Có khả năng chịu được áp lực công việc.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây