Những điều cần biết về ngành quản trị kinh doanh

Thứ ba - 22/03/2022 08:29

      Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh luôn dẫn đầu số lượng trên các trang web tuyển dụng, do đó lựa chọn ngành Quản trị kinh doanh là một quyết định sáng suốt để có một nghề nghiệp rộng mở.

1. Quản trị kinh doanh là gì?

      Quản trị kinh doanh được hiểu là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa "hiệu suất", "quản lý hoạt động kinh doanh" bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.

       Ngành Quản trị kinh doanh được tuyển sinh, đào tạo theo diện rộng nhằm đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh có khả năng hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, biết tổ chức hoạt động kinh doanh, có kỹ năng chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp và tạo lập doanh nghiệp mới.

2. Quản trị kinh doanh bao gồm những chuyên ngành gì?

        Hiện nay, ngành Quản trị kinh doanh bao gồm các chuyên ngành:

        - Quản trị kinh doanh tổng hợp

        - Quản trị kinh doanh khách sạn nhà hàng

        - Quản trị chế biến món ăn

3. Kiến thức và kỹ năng đạt được

3.1. Kiến thức đạt được

       - Nắm vững kiến thức cơ sở ngành như: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Marketing căn bản, Luật kinh tế, Kinh tế lượng,… kiến thức  chuyên ngành như: Quản trị Marketing, Quản trị chất lượng, Quản trị nhân lực, Lập và phân tích dự án đầu tư,…để vận dụng vào công tác quản trị kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp
       - Vận dụng được kiến thức giải thích các mô hình quản trị doanh nghiệp phổ biến trong thực tế. Đánh giá được tính hiệu quả của các mô hình quản trị, lựa chọn được mô hình quản trị thích hợp với đặc thù của doanh nghiệp.
       - Vận dụng kiến thức về Thuế, Văn hóa kinh doanh, Kinh tế môi trường, Soạn thảo văn bản trong kinh doanh, Quản trị chi phí trong kinh doanh trong công tác quản trị ở các doanh nghiệp.
       - Đạt trình độ ngoại ngữ, tin học theo chuẩn đầu ra (Tiếng anh tương đương chuẩn TOIEC, Tin học tương đương chuẩn IC3).
      - Trang bị cho sinh viên kiến thức về kỹ năng mềm (kỹ năng quản lý bản thân, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, tổ chức sự kiện,...).
3.2. Kỹ năng đạt được
      - Phân tích, thu thập về xử lý các thông tin và ra quyết định các tình huống trong quá trình sản xuất kinh doanh tổng hợp ở các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ .
       - Đánh giá, tìm các giải pháp thích hợp và ra các quyết định trong quá trình quản trị sản xuất của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả.
      - Xác định được thị trường phù hợp với năng lực của doanh nghiệp thông qua các phân tích thị trường.
      - Đề xuất các giải pháp cung ứng. quản lý nguồn nguyên nhiên vật liệu hiệu quả nhằm giảm chi phí giá thành nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
      - Xây dựng kỹ năng kinh doanh trong môi trường quốc tế, có khả năng đàm phán và giao tiếp với nhiều đối tượng có những nền văn hoá khác nhau.
      - Tham gia nghiên cứu và giảng dạy quản trị kinh doanh ở các bậc học phù hợp.
      - Làm việc theo nhóm, quản lý nhóm và nghiên cứu khoa học

      - Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình.

4. Cơ hội nghề nghiệp

        Sau khi tốt nghiệp, các Cử nhân Quản trị kinh doanh có thể đảm nhận các vị trí:
      - Chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ - giao dịch khách hàng của các công ty, tập đoàn về tài chính, chứng khoán.

      - Làm việc và thăng tiến nghề nghiệp trong các lĩnh vực như: quản lý mạng lưới chuỗi cung ứng, quản lý hệ thống cung cấp, quản lý sản xuất, quản lý mạng lưới phân phối của tất cả các tổ chức kinh doanh và phi kinh doanh, trở thành Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các tập đoàn, công ty.

       - Tự thành lập và điều hành công ty riêng.

       - Giảng dạy, nghiên cứu về Quản trị kinh doanh tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp.

      - Có cơ hội làm điều hành hoạt động tại các khách sạn, nhà hàng; quản lý điều hành hoạt động của bộ phận chế biến món ăn, đảm nhiệm vị trí quản trị dịch vụ chế biến món ăn, thực hiện quy trình phục vụ chế biến.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây