Công ty TNHH một thành viên và doanh nghiệp tư nhân có rất nhiều điểm tương đồng, đây đều là các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp 2014, những doanh nghiệp này đều do một chủ sở hữu bỏ vốn ra thành lập và kinh doanh. Nhưng đây lại là hai loại hình doanh nghiệp có trách nhiệm trước pháp luật rất khác. Vì vậy, chúng ta cần phải phân biệt được hai loại hình doanh nghiệp này. Bài viết này sẽ giới thiệu những điểm khác nhau của hai loại hình doanh nghiệp trên giúp chúng ta có thể phân biệt được hai loại hình doanh nghiệp trên và có lựa chọn hợp lý cho bản thân.
Theo Luật doanh nghiệp 2014:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
+ Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Vậy giữa Công ty TNHH một thành viên và doanh nghiệp tư nhân có những điểm tương đồng và những điểm khác biệt nào?
1. Những điểm tương đồng
- Đều là các loại hình doanh nghiệp do một chủ sở hữu thành lập.
- Không được phát hành cổ phiếu. Sự tồn tài và phát triển của công ty phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và tài chính của chủ sở hữu công ty.
- Nếu chuyển nhượng một phần vốn hoặc tiếp nhận phần vốn thì phải thay đổi loại hình doanh nghiệp.
- Nếu chuyển nhượng toàn bộ vốn phải thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu.
2. Những điểm khác biệt
Chủ sở hữu
- Công ty TNHH một thành viên: Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ.
- Doanh nghiệp tư nhân: Do một cá nhân làm chủ.
Điều khoản ràng buộc với chủ sở hữu
- Công ty TNHH một thành viên: Không có điều khoản ràng buộc đối với chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên.
- Doanh nghiệp tư nhân:
+ Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN.
+ Chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
+ DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
Về vốn góp:
- Công ty TNHH một thành viên:
+ Được quyền thay đổi vốn điều lệ.
+ Tài sản của chủ sở hữu và tài sản của công ty TNHH một thành viên tách biệt.
- Doanh nghiệp tư nhân:
+ Chủ DNTN có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình tùy vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Không tách biệt tài sản của chủ DNTN với tài sản của DNTN.
Quyền phát hành trái phiếu:
- Công ty TNHH một thành viên: Được quyền phát hành trái phiếu.
- Doanh nghiệp tư nhân: Không được quyền phát hành trái phiếu.
Trách nhiệm pháp lý:
- Công ty TNHH một thành viên: Chủ sở hữu chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp của chủ sở hữu với công ty TNHH một thành viên.
- Doanh nghiệp tư nhân: Chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
Tư cách pháp nhân:
- Công ty TNHH một thành viên: Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân: Không có tư cách pháp nhân.
Cơ cấu tổ chức:
- Công ty TNHH một thành viên có thể lựa chọn 01 trong 02 mô hình sau:
+ Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
+ Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
- Doanh nghiệp tư nhân: Chủ sở hữu tự quản lý hoặc thuê người quản lý.
Quyền của chủ sở hữu:
- Công ty TNHH một thành viên
+ Chủ sở hữu công ty là tổ chức:
+ Chủ sở hữu công ty là cá nhân:
- Doanh nghiệp tư nhân:
Nghĩa vụ của chủ sở hữu:
- Công ty TNHH một thành viên:
+ Góp đầy đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty.
+ Tuân thủ Điều lệ công ty.
+ Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
+ Tuân thủ quy định pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty.
+ Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
+ Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
+ Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và Điều lệ công ty.
- Doanh nghiệp tư nhân:
+ Phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:
- Công ty TNHH một thành viên:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
+ Điều lệ công ty.
+ Danh sách thành viên.
+ Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Doanh nghiệp tư nhân:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
+ Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác
Nội dung bài viết trên đây đã chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa công ty TNHH một thành viên và doanh nghiệp tư nhân. Những kiến thức trên đây hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập và lựa chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp với bản thân để thành lập doanh nghiệp.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn