Nhóm hàm  luận lý  trong Excel: Cách sử dụng và ví dụ minh họa (tiếp)

Thứ sáu - 07/09/2018 09:53

         Trong bài viết trước, chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn các hàm cơ bản trong nhóm hàm luận lý trong excel như hàm: NOT, AND, OR, FALSE() và TRUE(), IFERROR. Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu tiếp đến các bạn hàm IF trong excel.

6. Hàm IF

6.1. Cú pháp của hàm IF

        Hàm IF trong Excel hay còn được gọi là hàm điều kiện là một hàm được sử dụng rất phổ biến, hàm mà mỗi người dùng Excel cần nắm vững.

         = IF(logical_test,value_if_true,value_if_false)

Trong đó:

        + logical_test: điều kiện mà bài toán đưa ra

       + value_if_true: giá trị trả về đúng. Nghĩa là nó so sánh logical_test nếu đúng thì nó sẽ trả về cho bạn value_if_true.

         + value_if_false: giá trị trả về sai khi biểu thức kiểm tra sai

6.2. Ví dụ về hàm if trong excel

       Để dễ hiểu hơn về hàm if trong excel, chúng tôi xin lấy một vài ví dụ từ đơn giản đến phức tạp để minh họa

        Các bạn chú ý là IF thường đi với hàm AND hoặc hàm OR.

       Ví dụ 1: Căn cứ vào điểm thi bạn hãy điền vào bảng kết quả. Nếu sinh viên nào có điểm thi từ 5 trở lên thì đỗ còn lại thì bị trượt.

if1

       Ví dụ 2: Thường thì bài toán đưa ra ở dạng này bài toán thường có >=2 điều kiện trả nên và kết hợp với hàm khác. Căn cứ vào cột điểm thi và kết quả thì hãy đánh giá hạnh kiểm cho từng sinh viên. Nếu sinh viên nào có điểm thi >=5 và kết quả thi là đỗ thì xếp hạnh kiểm khá còn lại thì xếp hạnh kiểm TB.

       Cả bài toán dài các bạn chỉ cần hiểu ngắn gọn như sau: if(“điểm thi>=5 và kết quả đỗ”, “khá”,”trượ t”). Phải thỏa mãn cả 2 điều kiện này thì mới xếp loại khá.

if2

       Ví dụ 3: Căn cứ vào điểm thi và kết quả hãy điền vào cột hạnh kiểm. Nếu điểm thi >8 hoặc kết quả là đỗ thì xếp hạnh kiểm giỏi không thì hạnh kiểm khá.

      Các bạn hiểu đề bài như sau: if(“điểm thi>8 hoặc kết quả đỗ”,”giỏi”,”khá”). Chỉ cần đúng 1 trong 2 điều kiện đó là được hạnh kiểm giỏi.

if3

      Ví dụ 4: Căn cứ vào điểm thi của học sinh hãy điền xếp loại học lực cho các học sinh vào cột học lực nếu:

       + Điểm >=9 thì xếp loại giỏi.

       + Điểm >=7 thì xếp loại khá.

       + Điểm >=5 thì xếp loại trung bình.

       + Còn lại thì xếp loại yếu

        Với đề bài như này bạn phải hiểu về cấu trúc IF lồng IF và phải biết kết hợp với hàm AND trong excel để đưa ra một biểu thức chính xác nhất và biểu thức

        =IF(C4>=9,”Giỏi”,IF(AND(C4>=7,C4<9),”Khá”,IF(AND(C4>=5,C4<7),”TB”,”Yếu”)))

if4

        Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn hàm IF trong excel, có thể nói đây là hàm thường xuyên sử dụng khi các bạn làm việc với bảng tính excel. Trong bài viết tới chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn các hàm hữu ích khác trong excel. Mong rằng bài viết trên sẽ mang lại tiện ích cho các bạn.

Chúc các bạn thành công!

Tác giả bài viết: Nguyễn Phượng

 Từ khóa: giới thiệu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây