Theo Điều 93 của Bộ Luật Lao động- Luật số 10/2012/QH13 ngày 16/6/2012 doanh nghiệp phải tự xây dựng thang bảng lương nộp cho phòng lao động thương binh và xã hội Quận, Huyện. Hướng dẫn chi tiết được quy định tại Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 và một số văn bản hướng dẫn khác nữa.
Thang bảng lương là một văn bản doanh nghiệp dùng để thông báo với các cơ quan chức năng về hệ thống lương, chi trả lương thưởng tại doanh nghiệp cũng như với người lao động và là căn cứ xác định chi phí của doanh nghiệp.
(Ảnh từ Internet)
Khi xây dựng thang bảng lương doanh nghiệp cần căn cứ vào các nguyên tắc sau:
- Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.
- Mức lương tối thiểu không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định 141/2017/NĐ-CP áp dụng từ ngày 01/01/2018
- Các bậc lương chênh nhau tối thiểu 5%
- Lao động đã qua đào tạo có mức lương thấp nhất là mức lương tối thiểu vùng nhâ thêm 7%
- Lao động trong điều kiện độc hại có mức lương được nhân lên ít nhất 5%
- Không được phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo.
Doanh nghiệp cần lưu ý khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thanh bảng lương doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động và công bố công khai tại doanh nghiệp trước khi thực hiện. Thang bảng lương phải được rà soát định kỳ để sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp
Hồ sơ đăng ký thang bảng lương gồm:
Trình tự gửi thang lương, bảng lương định mức lao động của doanh nghiệp:
Tác giả bài viết: Nguyễn Quỳnh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn