Tầm quan trọng của kế toán trong mỗi doanh nghiệp

Thứ ba - 12/10/2021 15:05

Kế toán là bộ phận không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp bởi kế toán là bộ phận xử lý toàn bộ hoạt động tài chính trong bộ máy doanh nghiệp. Công việc của một người làm kế toán doanh nghiệp là phân tích, tính toán thu chi, thuế.. Đặc biệt, kế toán đóng vai trò quan trọng nhất định trong toàn thể bộ phận công ty, từ từng đơn vị nhỏ cho đến phạm vi lớn hơn trong việc quản lý kinh tế tài chính.

1. Khái niệm kế toán doanh nghiệp

Kế toán doanh nghiệp là một bộ phận kế toán đặc biệt liên quan đến kế toán cho các công ty, lập báo cáo quyết toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phân tích, giải thích các kết quả tài chính của công ty và các sự kiện diễn ra, lập bảng cân đối kế toán hợp nhất (Thu - Chi) cụ thể, chính xác.

2. Chức năng của kế toán

- Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng qui định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán ….

- Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty dưới mọi hình thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.

- Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc (BTGĐ) về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.

- Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động, hữu hiệu.

- Tham gia xây dựng Hệ thống Quản lý Chất lượng, Hệ thống Quản lý Mội trường và các hệ thống quản lý khác.

- Tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty về công tác Tài chính Kế toán.

- Tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty trong công tác quản lý, sử dụng vốn (tài sản, nguyên vật liệu, nguồn vốn, chi phí sản xuất kinh doanh).

- Phân tích, đánh giá tài chính của các dự án, công trình trước khi trình lãnh đạo Công ty quyết định.

- Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về nguồn vốn và giá dự toán làm cơ sở ký kết các hợp đồng với đối tác.

- Thu thập và xử lý thông tin có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong Công ty.

- Đảm bảo nguồn vốn cho các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Thu hồi vốn nhanh chóng tránh tình trạng bị chủ đầu tư, khách hàng chiếm dụng vốn.

- Quản lý, theo dõi nguồn vốn của Công ty trong các liên doanh, công trình.

- Giữ bí mật về số liệu kế toán - tài chính và bí mật kinh doanh của công ty

- Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong quá trình đề xuất các chế độ thi đua khen thưởng, kỷ luật và nâng bậc lương đối với cán bộ, nhân viên của Công ty.

- Thực hiện một số chức năng khác khi được Tổng Giám đốc giao.

3. Vai trò của kế toán

 

- Vai trò của kế toán là một bộ phận cấu thành nên hệ thống công cụ quản lý nền kinh tế quốc dân. Ngày nay người ta xác định kế toán là một mặt của hoạt động kinh tế nói chung; và quá trình sản xuất kinh doanh nói riêng trên ý nghĩa kế toán; là công cụ thu thập; đo lường xử lý và cung cấp thông tin hữu ích cho việc để ra các quyết định quản lý.

- Kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ; có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế tài chính cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, trung thực, công khai, minh bạch; đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp; tổ chức và cá nhân.

- Với vai trò đó hoạt động của kế toán cần thiết ở tất cả các cơ quan hành chính từ Trung ương đến cấp tỉnh, huyện xã, ở tất cả các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình, quy mô.

- Hoạt động của kế toán được điều chỉnh bởi các quy định về pháp lý và các quy định về nghiệp vụ chuyên ngành.

- Bộ máy kế toán sẽ điều hành toàn bộ hoạt động tài chính doanh nghiệp. Đây là hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính gắn liền với viêc tạo lập và sự dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để phục vụ cho yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp.

- Bộ máy kế toán còn bị chi phối bởi các mục tiêu và phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp, có tác dụng huy động khai thác nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu kinh doanh, tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả nhất của doanh nghiệp.

- Bộ máy kế toán sẽ xác định đúng nhu cầu cần huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ, lựa chọn phương tức đòn bẩy kinh doanh để huy động vốn, để nguồn vốn bảo toàn và phát triển, nâng cao thu nhập của công ty.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây