Kinh nghiệm khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp

Thứ ba - 12/04/2022 15:43

      Để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ có hai phương pháp khác nhau là: trực tiếp và gián tiếp. Muốn lập được báo cáo này cần phải có một quy trình làm kế toán theo đúng chuẩn mực. Trong bài viết này, tôi xin giới thiệu một số kinh nghiệm khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp.

       Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh dòng tiền vào, dòng tiền ra của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính tại doanh nghiệp.

      Dòng tiền vào là Các khoản thu của khách hàng từ việc bán hàng hóa, dịch vụ; Lãi thu từ việc gủi tiền ngân hàng sinh ra hàng tháng và các lãi xuất khác; Thu tiền từ việc đầu tư của các cổ đông.

      Dòng tiền ra là những khoản Chi mua hàng hóa, nguyên vật liệu nhập kho, công cụ dụng cụ, tài sản cố định; Chi thanh toán tiền lương cho nhân viên; Chi nộp các loại thuế như thuế môn bài, thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp; Chi mua các loại chi phí phát sinh năm
 

1

        Để lập được báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp, áp dụng cho doanh nghiệp ghi sổ theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 bạn nên chú ý những điểm sau:

  • Khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ bạn cần lưu ý cột số năm trước được lây trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của năm trước ( năm N-1), Cột số năm năm nay được lập căn cứu trên số liệu của các báo cáo tài chính khác của năm nay ( năm N), số tiền thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh được ghi dương (+), số tiền  chi từ hoạt động sản xuất kinh doanh được ghi số âm (-)
  • Chỉ tiêu 01: Thu tiền từ bán hàng hóa dịch vụ và doanh thu khác. Đây là chỉ tiêu từ việc thu ngay bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hoặc thu nợ của người mua. Số tiền phát sinh bên Nợ TK 111, 112 đối ứng với các TK 511, 3331, 131 và khoản tiền này được ghi dương (+)
  • Chỉ tiêu 02: Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ. Số tiền này được lọc từ phát sinh Nợ các TK 152, 153, 154, 156, 133, 331, 627, 641, 642 đối ứng bên Có TK 111, 112 và đây là khoản chi nên ghi âm(-).
  • Chỉ tiêu 03: Tiền chi trả cho người lao động. Số tiền này được lấy căn cứ bên Nợ TK 334 đối ứng TT 111,112, đây là số tiền chi ra nên mang dấu âm(-).
  • Chỉ tiêu 04: Tiền chi trả lãi vay. Đối với lãi vay có khoản lãi trả định kỳ hoặc trả cuối kỳ nên được căn cứ từ bên Nợ TK 635 (trả định kỳ), Nợ TK 335 ( trả cuối kỳ) đối ứng với TK 111, 112, đây là số tiền chi ra nên mang dấu âm(-).
  • Chỉ tiêu 05: Chi tiền nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Số tiền phản ánh vào chỉ tiêu này được lấy căn cứ bên Nợ TK 3334 đối ứng Có TK 111,112, đây là số chi ra nên mang dấu âm (-).
  • Chỉ tiêu 06: Tiền thu khác từ hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định căn cứ bên Nợ TK 111,112 đối ứng bên có các TK 711, 133, 3331, 138, 144, 344. Số tiền này ghi dương (+).
  • Chỉ tiêu 07: Tiền chi khác từ hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định căn cứ bên Nợ TK 133, 141, 144, 242, 3331, 3333, 3335, 3338, 338, 344, 353, 642, 811 đối ứng bên Có TK 111, 112. Số tiền này ghi âm (-).
  • Chỉ tiêu 21: Tiền chi mua sắm tài sản cố định. Chỉ tiêu này được lấy số liệu căn cứ bên Nợ TK 211 đối ứng Có TK 111, 112. Số tiền này mang dấu âm (-).
  • Chỉ tiêu 33: Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào bên Nợ TK 111, 112 và bên Có TK 341. Số tiền phản ánh vào chỉ tiêu này được ghi dương.
  • Chỉ tiêu 34: Tiền chi trả nợ gốc vay. Số liệu được lập căn cứ bên Nợ TK 341 đối ứng bên Có TK 111, 112.
  • Chỉ tiêu 60: Tiền và tương đương tiền đầu năm. Số liệu được lấy căn cứ vào dư nợ TK 111+ Dư nợ TK 112 năm trước cộng lại.
  • Chi tiêu 70: Tiền và tương đương tiền cuối kỳ. Số liệu đưa vào chỉ tiêu này chính là Tiền và tương đương tiền đầu kỳ + tổng các khoản thu trong kỳ- Tổng các khoản chi trong kỳ. Số liệu tại chỉ tiêu 70 này cần khớp đúng  với dư nợ TK 111+ Dư nợ TK 112 trên bảng cân đối số phát sinh.

       Với những kinh nghiệm được chia sẻ trong bài viết này, chắc chắn bạn sẽ lập được báo cáo lưu chuyển tiên tệ bằng phương pháp trực tiếp theo đúng quy trình. Chúc bạn thành công!

Tác giả bài viết: Nguyễn Quỳnh

 Từ khóa: kinh doanh, báo cáo, tiền tệ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây