Thành phố Chí Linh nằm về phía Bắc tỉnh Hải Dương cách trung tâm tỉnh 40 km, có diện tích tự nhiên là 28.292,72 ha với 14 phường và 05 xã. Chí Linh nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có tuyến Quốc lộ 18 nối liền Hà Nội - Quảng Ninh; Vành đai 5 của thủ đô Hà Nội; Quốc lộ 37 nối Quốc lộ 5 và quốc lộ 18. Thành phố có trên 40 km đường sông bao bọc phía Đông, Tây, Nam thông thương với Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh.Vớiđặc điểm lợi thế về vị trí địa lý, tiềm năng đất đai, thời tiết, khí hậu của thành phố như vậy thuận lợi cho phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
Phát huy các tiềm năng, lợi thế và truyền thống của địa phương để phát triển các đặc sản có giá trị cao về kinh tế, văn hóa. Thành phố đã phối hợp với các sở, ngành của tỉnh, UBND các xã, phường và các doanh nghiệp, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xây dựng thương hiệu cho 08 sản phẩm chủ lực của thành phố (Trong đó có 03 nhãn hiệu tập thể: Nhãn hiệu gà đồi Chí Linh, Na Chí Linh, Nhãn Chí Linh và 05 nhãn hiệu chứng nhận: Nhãn hiệu Ong mật Việt Ý, Cam Phúc Khánh, Dầu lạc Văn Thuần, Nấm Việt và nhãn hiệu giống vật nuôi AMAFARM).
Bảng 3. Các nông sản chủ lực của thành phố Chí Linh
STT |
Sản phẩm |
Loại hình |
1 |
Gà đồi Chí Linh |
Nhãn hiệu tập thể |
2 |
Na Chí Linh |
Nhãn hiệu tập thể |
3 |
Nhãn Chí Linh |
Nhãn hiệu tập thể |
4 |
Mật Ong Việt Ý |
Nhãn hiệu chứng nhận |
5 |
Cam Phúc Khánh |
Nhãn hiệu chứng nhận |
6 |
Dầu lạc văn Thuần |
Nhãn hiệu chứng nhận |
7 |
Nấm Việt |
Nhãn hiệu chứng nhận |
8 |
Amafarm |
Nhãn hiệu chứng nhận |
Nguồn: Phòng kinh tế thành phố Chí Linh
Thị trường tiêu thụ nông sản trong nước của thành phố chủ yếu thông qua hệ thống phân phối bán lẻ tại các siêu thị lớn, các chợ đầu mối ở các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn.
Thị trường xuất khẩu phần lớn nông sản của thành phố Chí Linh là vào thị trường Trung Quốc còn lại một phần nhỏ là vào các thị trường Nhật Bản, Singapore, Mỹ, Úc và các nước EU.
Mặc dù do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, 6 tháng đầu năm 2021, sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nông sản gặp rất nhiều khó khăn, song với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, Chính quyền và sự lỗ lực của nhân dân thành phố; sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của thành phố vẫn có những chuyển biến tích cực; giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 1.594 tỷ đồng, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 1.481 tỷ đồng, tăng 6,2% (Trồng trọt đạt 758 tỷ đồng, tăng 10,2%; chăn nuôi đạt 691 tỷ đồng, tăng 2,4%, dịch vụ nông nghiệp đạt 32 tỷ đồng, tăng 3,2%); ngành lâm nghiệp đạt 9,0 tỷ đồng, tăng 1,5%; ngành thủy sản đạt 104 tỷ đồng, tăng 5,1%.
Tác giả bài viết: Ths. Vũ Thị Hường - Giảng viên khoa Kinh tế
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn