Khoa Kinh tế, trường Đại học Sao Đỏ

http://kinhte.saodo.edu.vn


Một số kỹ năng nghề nghiệp cần thiết của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh

  Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới, thị trường lao động được xem là không biên giới, cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh rộng mở nhưng sự cạnh tranh cũng ngày càng lớn.

      Do vậy, sinh viên cần được trang bị các kỹ năng đặc biệt là kỹ năng nghề nghiệp để tự tin hội nhập với môi trường công việc mới. Để thành công trong xã hội, sinh viên cần thiết phải trang bị cho mình hai kỹ  năng cơ bản là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.

1/ Kỹ năng cứng

     - Kỹ năng tư duy: Có tư duy chiến lược phù hợp của nhà quản trị toàn cầu, vận dụng thành thạo khối kiến thức, công cụ, phương pháp dành cho nhà quản trị để xác lập cơ sở khoa học cho việc ra quyết định kinh doanh; thể hiện qua hoạch định chiến lược, sáng tạo và đổi mới, ra quyết định quản lý và kinh doanh...

     - Kỹ năng nhân sự: Có thể khai thác, phối hợp, kết nối các yếu tố, nguồn lực; thể hiện qua lãnh đạo, tổ chức, động viên, khuyến khích, tạo dựng mối quan hệ giữa các cấp quản trị trong doanh nghiệp cũng như với các đối tượng hữu quan ngoài doanh nghiệp...

     - Kỹ năng tác nghiệp: Có thể vận dụng các kiến thức chuyên môn và phương pháp khoa học để thực hiện các hoạt động tác nghiệp trong tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

     Sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh cần trang bị những kỹ năng nghề nghiệp như: Kỹ năng bán hàng, tiếp thị và chăm sóc khách hàng, Kỹ năng tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực, Kỹ năng thực hiện chính sách lương bổng và đãi ngộ, Kỹ năng phân tích  kết quả hoạt động kinh doanh và tổ chức sản xuất…

        Sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh khách sạn nhà hàng cần trang bị những kỹ năng nghề nghiệp như: Phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp khách sạn thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong kinh doanh khách sạn – nhà hàng; Lập kế hoạch và phát triển ý tưởng kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và khách sạn; Thiết lập quy trình và quản trị, giám sát, điều hành các bộ phận chuyên môn trong doanh nghiệp kháchsạn; Phát triển và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ du lịch trong lĩnh vực kinh doanh du lịch và khách sạn; Phân tích các chỉ tiêu cơ bản trong hoạt động kinh doanh, quản trị tài chính, quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp khách sạn, nhà hàng; Quản lý và cải tiến quy trình kinh doanh, quản lý con người tại doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và kháchsạn; Thực hiện ở mức cơ bản các công việc tại các bộ phận tác nghiệp của đơn vị kinh doanh khách sạn, nhà hàng như: lễ tân, buồng, ăn uống, marketing, kế toán....

2/ Kỹ năng mềm

      - Kỹ năng tin học: Hiểu được các nội dung cơ bản như phần cứng, phần mềm máy tính, kết nối trực tuyến, sử dụng thành thạo tin học văn phòng như: Microsoft Word,  Microsoft Excel, Microsoft Powerpoint.

      - Trình độ ngoại ngữ: có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.

3/ Một số giải pháp nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh

a/ Về phía người dạy

      Xác định rõ năng lực nghề nghiệp cần thiết hình thành cho sinh viên và giảng dạy áp dụng phối kết hợp các kiến của chuyên ngành trong các buổi học để sinh viên dần hình thành các kỹ năng nghề nghiệp cho bản thân.

     Tăng cường cho sinh viên rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp trong quá trình giảng dạy như cho sinh viên thực hành theo phương pháp đóng vai hay tạo ra các tình huống và tổ chức thảo luận để sinh viên tự giải quyết các tình huống thực tế.

     Gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường, doanh nghiệp, gia đình trong việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.

       Tích cực tạo ra các mối liên hệ với các doanh nghiệp và tổ chức đưa sinh viên tham quan, trải nghiệm thực tế.

       Tích cực học ngoại ngữ, tin học, nghiên cứu tài liệu, cập nhật kiến thức mới phục vụ giảng dạy, đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá dựa trên tiêu chí rõ ràng cụ thể của từng kỹ năng trong các môn học chuyên ngành.

       Áp dụng giảng dạy theo hướng kết hợp giữa lý thuyết và thực hành kỹ năng nghề nghiệp ở một số môn học chuyên ngành như: Quản trị bán hàng, Quản trị nhân lực, Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị sản xuất, Quản trị chất lượng ...

        Cập nhật các kiến thức, nội dung mới áp dụng giảng dạy cho sinh viên, thay đổi, hiệu chỉnh chương trình học phù hợp xu thế chung của xã hội

b/ Về phía người học

      Luôn luôn tích cực, chủ động tự nghiên cứu, học tập để phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho bản thân.

    Lập kế hoạch liệt kê tất cả các kỹ năng nghề cần thiết mà sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh cần phải đạt được và liên hệ thực tế các kỹ năng áp dụng cho từng công việc cụ thể.

    Tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm thực tế khi khoa và nhà trường tổ chức.

     Như vậy, để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên nhằm giúp cho các em thành đạt trong xã hội, mỗi thầy cô, các em sinh viên, gia đình, nhà trường phải luôn luôn nhận thức rõ những năng lực nghề nghiệp cần thiết mà sinh cần phải đạt được. Qua đó, giảng viên có kế hoạch dạy tốt, sinh viên có kế hoạch học tốt, nhà trường, gia đình, doanh nghiệp có các kế hoạch phối hợp để thực hiện tốt việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây