Khoa Kinh tế, trường Đại học Sao Đỏ

http://kinhte.saodo.edu.vn


Phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Khánh Hoà trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Khánh Hòa là một trong những tỉnh có lợi thế về tài nguyên biển, là một trung tâm kinh tế - văn hóa của khu vực Nam Trung Bộ, đồng thời là trung tâm du lịch lớn của cả nước.

Khánh Hòa là một trong những tỉnh có lợi thế về tài nguyên biển, là một trung tâm kinh tế - văn hóa của khu vực Nam Trung Bộ, đồng thời là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Từ lợi thế tiềm năng sẵn có, Khánh Hòa đã tập trung phát triển kinh tế biển bao gồm: du lịch biển, khai thác biển… Đến nay, giá trị kinh tế biển của Khánh Hòa chiếm tỷ lệ hơn 30% so với tổng sản sản phẩm trên địa bàn của tỉnh, tạo động lực lớn để hình thành chuỗi đô thị ven biển. Tuy nhiên, kết quả hoạt động kinh tế biển ở Khánh Hòa vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, còn thiếu tính bền vững. Nội dung bài báo trình bày những nét cơ bản về phát triển kinh tế biển, thực trạng và giải pháp phát triển bền vững Kinh tế biển tỉnh Khánh Hòa trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Biển có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia bất kể là có biển hay không có biển. Việc nhận thức đúng về vai trò của kinh tế biển (KTB) là rất cần thiết để có phương hướng và giải pháp phát triển cả trước mắt và lâu dài.

Khánh Hòa là tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, diện tích 5.197 km2. Biển Khánh Hòa có chiều dài tính theo mép nước khoảng 385 km; có gần 200 đảo lớn, nhỏ gần bờ và trên 100 đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. Đặc biệt có 3 vịnh nổi tiếng là vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang và vịnh Cam Ranh. Dân số hơn một triệu người; có 9 đơn vị hành chính gồm thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa, các huyện: Vạn Ninh, Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và Trường Sa. Trong đó có 6/9 đơn vị hành chính với 48/138 xã, phường tiếp giáp biển.

Khánh Hòa là một trong những tỉnh có lợi thế về tài nguyên biển, là một trung tâm kinh tế - văn hóa của khu vực Nam Trung Bộ, đồng thời là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Khánh Hòa có các đảo ven bờ và nhiều đầm, vịnh thuận lợi cho nghề cá ven bờ, phát triển du lịch và giao thông đường thủy. Khánh Hòa lại là vùng đất nằm nhô ra xa nhất về phía Đông ở nước ta, gần đường hàng hải quốc tế, thuận lợi cho vận tải tàu biển và dịch vụ đường thủy. Biển Khánh Hòa có nguồn tài nguyên phong phú, với nhiều loại hải, đặc sản quý hiếm, trong đó, yến sào là sản vật có giá trị xuất khẩu cao, được coi là “vàng trắng” ở nước ta. Tuy nằm trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng khí hậu ở Khánh Hòa rất ôn hòa, quanh năm nắng ấm, mát mẻ, ít bị ảnh hưởng gió bão là điều kiện lý tưởng cho du lịch, nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe...

Nhận thức tầm quan trọng và lợi thế của địa phương về phát triển kinh tế biển, trong các nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh đã xây dựng và triển khai thực hiện nhiều nghị quyết, chương trình về phát triển kinh tế biển. Tỉnh ủy đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động để xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ, bảo vệ môi trường, tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh. Phấn đấu đến năm 2020 đưa Khánh Hòa trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng đất nước giàu mạnh. UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Theo đó, mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hàng năm từ 7,5 đến 8%, trong đó GRDP của các địa phương ven biển khoảng 80% GRDP toàn tỉnh; khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Cùng với đó, chú trọng quản lý theo hướng phát triển bền vững, đảm bảo bền vững 3 yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, kết quả hoạt động KTB ở Khánh Hòa vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, còn thiếu tính bền vững. Bởi chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, khoa học và công nghệ (KH&CN) chưa phát triển, cơ chế chính sách và liên kết v ng trong KTB còn nhiều hạn chế… Do đó trong điều kiện thế giới diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và biến đổi khí hậu toàn cầu đòi hỏi mọi người phải nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của KTB để đạt được các tiêu chí phát triển bền vững KTB.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây