Khoa Kinh tế, trường Đại học Sao Đỏ

http://kinhte.saodo.edu.vn


Giải pháp trong phát triển du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Làng nghề tại tỉnh Hải Dương được hình thành và phát triển lâu đời, gắn với đặc trưng từng địa phương.

1. Đặt vấn đề

Làng nghề tại tỉnh Hải Dương được hình thành và phát triển lâu đời, gắn với đặc trưng từng địa phương. Bảo tồn và phát triển làng nghề trên cơ sở phát triển hài hòa giữa sản xuất hàng hóa với bảo vệ môi trường và giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Sự phát triển của làng nghề tại tỉnh Hải Dương đã đóng góp tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: nâng cao vị thế và vai trò của tỉnh so với các vùng khác, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân trong tỉnh. Một trong những yếu tố để bảo tồn và phát triển làng nghề phải được gắn kết với hoạt động du lịch hiện có của tỉnh nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, gia tăng giá trị sản phẩm, tạo thêm nhiều việc làm mới tại làng nghề. Bài viết đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ cũng như thách thức để từ đó gợi mở một số giải pháp phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở Hải Dương.

2. Những điểm mạnh trong phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại tỉnh Hải Dương

- Luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các Sở ngành liên quan và các địa phương, sự hỗ trợ thiết thực của các đơn vị liên quan và sự tham gia tích cực của các tổ chức, cá nhân tại các làng nghề.

- Các cơ sở ngành nghề nông thôn đã tạo ra nhiều sản phẩm được phát huy từ thế mạnh của địa phương đã được thị trường đón nhận như: đồ mộc, gốm sứ, thêu ren… 

- Cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch tại các làng nghề từng bước đã được cải thiện, đầu tư nâng cấp xây dựng và cải tạo hệ thống đường xá tại các làng nghề, đường liên khu.

Mặc dù vậy, việc phát triển du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn một số tồn tại, hạn chế:

- Làng nghề truyền thống tỉnh Hải Dương vẫn trong tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, vốn ít, thiếu công nghệ, thiếu sự đầu tư chiều sâu.

- Việc tiếp cận các nguồn vốn cho sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ còn khó khăn;

- Khả năng tiếp thị, nắm bắt thị trường của các làng nghề chưa tốt; việc chuyển giao công nghệ và cải tiến mẫu mã còn chậm;

- Nguồn lực phục vụ hoạt động du lịch làng nghề còn thiếu và yếu cả về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng.

- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch làng nghề chưa được đầu tư đồng bộ.

- Làng nghề truyền thống chưa có sự liên kết giữa các cá nhân, thành viên trong làng. Đa số làm ăn tự túc, chưa có sự kết hợp với du lịch để phát triển thành du lịch làng nghề.

3. Cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại tỉnh Hải Dương

* Cơ hội phát triển du lịch làng nghề

- Tỉnh Hải Dương đã xác định tiềm năng về du lịch làng nghề của địa phương là rất lớn, đồng thời định hướng việc phát triển du lịch gắn với các làng nghề truyền thống là hướng phát triển phù hợp với xu thế phát triển kinh tế.

- Hiện nay các làng nghề thủ công truyền thống ở Hải Dương không chỉ sản xuất hàng thủ công phục vụ cho xuất khẩu mà còn tận dụng lợi thế của làng nghề để phát triển du lịch làng nghề truyền thống - một loại hình du lịch văn hóa.

- Du lịch làng nghề truyền thống ở Hải Dương đang là loại hình du lịch mới, đang đưa vào khai thác.

- Các làng nghề truyền thống ở Hải Dương có lịch sử hình thành lâu đời, với nhiều di tích lịch sử cổ kính, và đặc biệt là sản phẩm thủ công độc đáo, đa dạng, có tính ứng dụng cao trong đời sống và mang đậm tính nghệ thuật

* Thách thức đối với việc phát triển du lịch làng nghề tại tỉnh Hải Dương

- Phát triển sản xuất còn tự phát, chưa nắm bắt được thị trường.

- Chưa có thị trường ổn định, còn hạn chế về dự báo cung - cầu, về vốn, công nghệ, thiết bị sản xuất, thị trường, thông tin, trình độ kỹ thuật và quản lý còn non yếu, tay nghề thấp, mẫu mã sản phẩm chậm được cải tiến, đổi mới.

- Các điều kiện và môi trường kinh doanh ở các làng nghề như cơ sở hạ tầng, điều kiện về kinh tế, xã hội, quan hệ cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, thông tin thị trường, hoạt động dịch vụ,… còn chưa thuận lợi cho việc đầu tư sản xuất, kinh doanh.

- Sự thay đổi của thời cuộc, nhu cầu của thị trường, nhiệt huyết của nghệ nhân.

- Ảnh hưởng của dịch Covid 19 bùng phát, diễn biến khó lường của dịch đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động du lịch nội địa vốn đang có dấu hiệu khởi sắc trở lại.

- Chất lượng nghiệp vụ và chuyên môn không đảm bảo do lực lượng lao động không được đào tạo chuyên môn trong ngành văn hóa - du lịch.

4. Giải pháp phát triển du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hải Dương

a. Giải pháp chung cho việc bảo tồn và phát huy giá trị các làng nghề truyền thống trên địa bàn Tỉnh Hải Dương

- Xây dựng quy hoạch tổng thể

- Xây dựng vùng nguyên liệu ổn định
- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ
- Xây dựng nguồn nhân lực
- Phát triển gắn với bảo vệ môi trường
- Phát triển gắn với du lịch
- Các chính sách hỗ trợ

b. Giải pháp phát triển du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn Tỉnh Hải Dương

- Tăng cường hoạt động quảng bá, quảng cáo cho du lịch làng nghề truyền thống

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước
- Cần khuyến khích các làng nghề sản xuất nhiều mặt hàng truyền thống
-  Phát triển mạng lưới liên kết các làng nghề
-  Xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm
- Đào tạo nguồn nhân lực trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, nâng cao, hoàn thiện các sản phẩm du lịch
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây