Khoa Kinh tế, trường Đại học Sao Đỏ

http://kinhte.saodo.edu.vn


Nhóm hàm luận lý trong Excel: Cách sử dụng và ví dụ minh họa

Các hàm luận lý (logical) được sử dụng rất nhiều trong quá trình xử lý dữ liệu trong Excel.

       Các hàm luận lý (logical) được sử dụng rất nhiều trong quá trình xử lý dữ liệu trong Excel. Trong Excel hỗ trợ rất nhiều hàm tính toán, nó được phân thành các nhóm hàm nhỏ như: Hàm Logic, hàm toán học, hàm thống kê, hàm ngày tháng, ...

        Đôi khi chúng ta không thể bao quát hết tất cả các hàm trong Excel. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số hàm logic cơ bản trong Excel.

1. Hàm AND

        Cú pháp: =AND (logical1, [logical2]…)

        Trong đó: Logical1, logical2… là các biểu thức điều kiện

       Chức năng:  Trả về giá trị TRUE nến tất cả các điều kiện đều đúng và trả về giá trị FALSE nếu có ít nhất một trong số các điều kiện sai.

        Hàm AND có tối đa 256 đối số phải là các giá trị logic hay các mảng hoặc tham chiếu chứa các giá trị logic. Tất cả các giá trị sẽ bị bỏ qua nếu một đối số mảng hoặc tham chiếu có chứa văn bản hoặc ô rỗng.

         Ví dụ: Sử dụng hàm AND để biết các công thức sau đúng hay sai.

         Duyệt tên và giới tính của học viên xem đúng hay sai

         Với công thức ở D9:= AND(B9="Nguyễn Hải An",C9="Nữ")

         Nếu đúng thì kết quả sẽ trả về là TRUE

3

         Ngược lại nếu sai thì bạn sẽ thu được kết quả là FALSE

12

2. Hàm OR

         Cú pháp: =OR(logical1,[ logical2]..)

         Trong đó:

        - Logical 1: bắt buộc. Là một giá trị logic.

        - Logical 2: tùy chọn. Là một giá trị logic. Có thể lên tới 255 điều kiện khác nhau.

         Chức năng: Trả về giá trị True nếu trong các điều kiện có chứa ít nhất một biểu thức đúng và trả về giá trị FALSE nếu tất cả các biểu thức điều kiện đều sai.

         Ví dụ:

13

3. Hàm NOT

         Cú pháp: =NOT(logical)

         Trong đó: logical là một biểu thức, một điều kiện kiểu logic.
        Mô tả: Hàm trả về kết quả là phép phủ định của biểu thức logic, hàm NOT trả về TRUE nếu biểu thức logical là FALSE và ngược lại.

         Ví dụ:

14

4. Hàm FALSE() và TRUE()

         Cú pháp: =FALSE() =TRUE()

        Không có đối số. Các bạn có thể nhập trực tiếp giá trị FALSE hoặc TRUE vào công thức hoặc hàm khi tính toán. Excel sẽ tự hiểu đó là giá trị luận lý có giá trị FALSE hoặc TRUE.

        Ví dụ:

15

5.  Hàm IFERROR

        Cú pháp: =IFERROR(value, value_if_error)

        Trong đó:

       + value: biểu thức để kiểm tra xem có lỗi không.

      + value_if_error: giá trị trả về nếu value lỗi, các kiểu lỗi sau đây: #N/A, #VALUE, #REF, #DIV/0!, #NUM!, #NAME? hoặc #NULL!.

       Mô tả: Hàm trả về giá trị value_if_error nếu value được định trị lỗi, nếu không trả về kết quả của công thức.

16

     
       Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn một số hàm trong nhóm hàm lý luận bao gồm: Hàm and, not, false,true, iferror. Trong bài viết tới, chúng tôi sẽ giới thiệu tiếp các hàm khác trong nhóm hàm lý luận. Mong rằng bài viết trên sẽ mang lại tiện ích cho các bạn.

        Chúc các bạn thành công!

Tác giả bài viết: Nguyễn Phượng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây