Nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành kế toán trường đại học sao đỏ đáp ứng yêu cầu trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0
- Thứ tư - 06/06/2018 17:13
- In ra
- Đóng cửa sổ này
1. Đặt vấn đề
Các khái niệm cơ bản của nền công nghiệp 4.0 là sự tăng cường kết nối của các mạng sử dụng Internet of Things và Internet of Services thông qua Cyber-Physical Systems. Internet of Things là mạng các thiết bị vật lý gắn với công nghệ vi mạch mạng, phần mềm, cảm biến và bộ điều khiển cho phép thu thập và trao đổi dữ liệu, trong khi Internet of Services là cung cấp các dịch vụ thông qua internet.
Công nghiệp 4.0 có thể tạo điều kiện chính xác hơn, chất lượng cao, kế toán quản lý môi trường theo thời gian thực và báo cáo môi trường bên ngoài trong các lĩnh vực có liên quan, quy mô công ty, vai trò quản lý khác nhau và thiết lập hợp tác, cũng như cung cấp và chuỗi giá trị. Công nghiệp 4.0 có thể đem lại những lợi ích:
- Chất lượng dữ liệu tốt hơn - cải tiến tính kịp thời, chính xác, độ tin cậy và tính so sánh dữ liệu báo cáo môi trường được báo cáo.
- Sự tự quản lý ít hơn đối với những gì được đo lường và cách đo và báo cáo.
- Độ tin cậy cao hơn của dữ liệu.

Ảnh: (Internet)
2. Yêu cầu đối với người làm kế toán trong cuộc CMCN 4.0
Yêu cầu của người làm kế toán hiện nay là phải có kiến thức, có hiểu biết về giao dịch kinh tế, tài chính chứ không chỉ đơn thuần là kiến thức ghi chép sổ sách; hiểu được yêu cầu của người sử dụng báo cáo tài chính để cung cấp thông tin tài chính hữu ích; khi có dữ liệu được cung cấp, người làm kế toán phải có kỹ năng xử lý và trình bày dữ liệu trên báo cáo tài chính, biến các con số khô khan trở thành những con số biết nói… Bên cạnh đó, với sự thay đổi trong tương lai do cuộc CMCN 4.0, yêu cầu đối với các chuyên gia kế toán ngày càng cao hơn. Theo kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA) công bố năm 2016 trong báo cáo “Chuyên gia kế toán - tương lai: Các động lực thay đổi và kỹ năng tương lai” (Professional accountants – the future: Drivers of Change and Future Skills), những động lực thay đổi có tác động lớn nhất đến nghề nghiệp từ bây giờ đến năm 2025, ảnh hưởng sâu sắc đến các chuyên gia kế toán của tương lai là:
- Quy định pháp lý gia tăng và yêu cầu quản trị chặt chẽ hơn: Các quy định mới cùng với quy tắc công bố thông tin liên quan, sẽ có ảnh hưởng lớn nhất đến ngành nghề trong những năm tới. Ví dụ, các quy định mới sắp ban hành do việc tránh thuế, chuyển giá, rửa tiền quá lớn khi vụ Hồ sơ Panama bị vạch trần. Các chuyên gia kế toán sẽ bị ảnh hưởng bởi quy định về thuế liên chính phủ để hạn chế chiến dịch chuyển lợi nhuận để tránh thuế. Do đó sự hiểu biết về những quy định này là rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Toàn cầu hóa: xu hướng toàn cầu hóa sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho người làm kế toán-kiểm toán. Các chuẩn mực kế toán và kinh doanh tiếp tục thay đổi cũng như sự gia tăng dịch chuyển toàn cầu của các chuyên gia kế toán đòi hỏi những người này cần kỹ năng thích ứng, kỹ năng giao tiếp để làm việc thành công với những người từ các quốc gia và nền văn hóa khác nhau.
Về kiến thức chuyên môn: SV cần được trang bị những kiến thức nền tảng, kiến thức chung cũng như kiến thức chuyên ngành cần thiết. Quan trọng và quyết định là giúp SV có những hiểu biết căn bản về nghiệp vụ kế toán và hình thành phương pháp tư duy theo bản chất vấn đề, phương pháp nghiên cứu để có thể tự trang bị thêm kiến thức, biết nhận xét, phê phán và vận dụng hiểu biết đã có vào những công việc, vào những hoàn cảnh cụ thể.
Về trình độ ngoại ngữ: Đây là 1 yêu cầu bắt buộc cần thiết đối với người làm kế toán trong bối cảnh toàn cầu hóa. SV cần nâng cao trình độ tiếng anh - ngôn ngữ toàn cầu, trong đó cần chú trọng kỹ năng đọc hiểu để hiểu và vận dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế, rèn luyện kỹ năng nghe nói để có thể giao tiếp, làm việc trong môi trường quốc tế.
Về thái độ: Các nhà tuyển dụng hiện nay thường hướng tới các ứng viên “phù hợp” nhiều hơn là ứng viên tốt nhất. Và yếu tố “phù hợp” được thể hiện rõ nét nhất qua thái độ tích cực, sự cam kết, khả năng học hỏi và phát triển của các ứng viên. Vì thế, SV cần rèn luyện thái độ học tập và làm việc tích cực, luôn luôn tìm tòi và học hỏi để tự hoàn thiện mình
về công việc thực tế, những yêu cầu của nghề nghiệp để tiếp tục học hỏi, trang bị cho mình những kỹ năng và kiếnVề kinh nghiệm thực tế: SV cần có những hiểu biết, trải nghiệm kiến thức cần thiết cho nghề nghiệp tương lai.
Trong bối cảnh CMCN 4.0 thì thế hệ mới trong nghề kế toán - kiểm toán phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng nêu trên để thích ứng với sự thay đổi của công nghệ và toàn cầu hóa. Và các trường đại học đóng vai trò quan trọng trong việc trang bị cho SV những kiến thức và kỹ năng đó. Nhằm thực hiện vấn đề này, các trường đại học nói chung và Đại học Sao Đỏ nói riêng phải nâng cao chất lượng đào tạo bằng việc đổi mới quá trình đào tạo SV ngành kế toán thông qua một số giải pháp sau:
Đổi mới phương pháp giảng dạy: Phương pháp giảng dạy cần hướng tới là giảng dạy theo mô hình “Học tập chủ động”, trong đó người học sẽ là trung tâm. GV chỉ giảng nguyên lý, bản chất vấn đề và đưa ra các chủ đề hoặc tình huống cho nhóm SV để SV tìm hiểu thông tin, thảo luận, đưa ra cách giải quyết vấn đề. Thông qua đó, GV đã rèn cho SV biết tự học, biết cách tìm hiểu và tra cứu tài liệu, cập nhật thêm những thông tin mới, biết cách xử lý thông tin để trở thành tri thức của mình và cũng rèn luyện thái độ học tập chủ động, các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ứng xử, giao tiếp, xử lý các thông tin,…
Tăng cường đào tạo gắn với thực tiễn: Để thực hiện được điều này cần phối hợp và thông qua các hiệp hội nghề nghiệp như Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, Câu lạc bộ Kế toán trưởng,... để tạo nên mối quan hệ rộng rãi và sâu sắc với các loại hình doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế nhằm một mặt giúp người học có điều kiện tiếp cận dễ dàng công việc thực tế tại các doanh nghiệp nhằm rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp trước khi tốt nghiệp, mặt khác với việc tạo ra mối quan hệ này sẽ giúp các trường thường xuyên lắng nghe được từ phía các doanh nghiệp - các nhà tuyển dụng chủ lực - những yêu cầu về chất lượng sản phẩm đào tạo được cung cấp cũng như sự thích hợp của chương trình đào tạo để đáp ứng yêu cầu về chất lượng được đặt ra. Chính những ý kiến và đóng góp của doanh nghiệp sẽ là cơ sở quan trọng để các trường điều chỉnh kịp thời chuẩn đầu ra và đổi mới chương trình đào tạo một cách thích ứng.
Tăng cường đào tạo ngoại ngữ: Tăng cường giảng dạy ngoại ngữ và ngoại ngữ chuyên ngành để sinh viên có thể chuyển đổi sang bằng cấp quốc tế dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, cần quy định chuẩn đầu ra về ngoại ngữ nâng cao hơn nữa so với hiện nay để SV bắt buộc phải nâng cao trình độ ngoại ngữ, giúp khắc phục rào cản ngôn ngữ, giúp SV có khả năng công tác tốt trong môi trường quốc tế khi tốt nghiệp.
Nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên: Đội ngũ giảng viên không chỉ là những người có phẩm chất đạo đức tốt mà còn phải là những người có kiến thức chuyên môn sâu rộng, không ngừng cập nhật để kiến thức luôn được đổi mới, có tính hiện đại đồng thời phải có những am hiểu tình hình thực tiễn của hoạt động chuyên môn để bên cạnh tính hàn lâm còn phải có tính thực tiễn sâu sắc trong nội dung giảng dạy. Việc nâng cao năng lực của giảng viên có thể thực hiện thông qua việc kết hợp với các Hiệp hội nghề nghiệp trong và ngoài nước để nghiên cứu các vấn đề liên quan chuyên môn, các yêu cầu của thực tiễn; đồng thời đầu tư cho các GV tham gia các buổi đào tạo, buổi hội thảo trao đổi, cập nhật kiến thức chuyên ngành và thực tiễn công việc, tham gia các khóa đào tạo về đổi mới phương pháp giảng dạy.
Kết luận
Như vậy, dưới sự tác động của cuộc CMCN 4.0 thì đòi hỏi nhân lực ngành kế toán phải có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng tốt và thích ứng với sự thay đổi của công nghệ và toàn cầu hóa. Để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực kế toán chất lượng cao thì trường đại học Sao Đỏ nói chung và khoa Kinh tế nói riêng cần mạnh dạn, đầu tư thay đổi quá trình đào tạo cho phù hợp với bối cảnh mới. Với sự thay đổi trong quá trình đào tạo của các trường đại học và sự hỗ trợ của các Hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp cũng như chính sách quản lý phù hợp của Nhà nước sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành kế toán của Việt Nam, nâng cao giá trị gia tăng của kế toán đối với tổ chức, nâng cao tính cạnh tranh bền vững lâu dài của nhân lực ngành kế toán Việt Nam trong cuộc CMCN 4.0.
Tài liệu tham khảo:
- Industry 4.0 and environmental accounting: a new revolution (2016)-Roger Burritt, Katherine Christ
- Nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành kế toán đáp ứng yêu cầu trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 – Ths Đỗ Thị Minh Tâm (2017)