Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam

Thứ ba - 08/10/2019 08:51

         Tóm tắt

        Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về phát triển nông nghiệp nhiệt đới với điều kiện sinh thái đa dạng, số giờ nắng nhiều, nguồn nước  dồi dào... Tuy nhiên, theo thống kê, hiện nay cả nước mới có khoảng 1% tổng số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, với số vốn chiếm gần 3% tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh. Bài viết sẽ làm rõ thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp, phân tích những hạn chế, vướng mắc đang gặp phải để từ đó đưa ra một số  giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn vào nông nghiệp trong thời gian tới.

       Từ khóa: Đầu tư, nông nghiệp, khoa học công nghệ, sản xuất, kinh doanh.

       Abstract

     Vietnam has a competitive advantage in developing tropical agriculture thanks to its diverse ecological conditions, abundant sunshine hours and water sources, etc. However, according to statistics, there are only 1% of the total number of enterprises making investment in agriculture and rural areas, registering merely 3% of total capital in Vietnam. The article will clarify the situation of investment attraction into agriculture sector, analyze the current shortcomings and obstacles so as to come up with a number of proposals to increase capital for the informentioned sector in the coming time.

       Keywords: Investment, agriculture, science and technology, production, business.

       1. GIỚI THIỆU CHUNG

      Trong thời gian qua, nông nghiệp Việt Nam đạt được những thành tựu đáng khích lệ với nhiều điểm sáng như: trở thành nước xuất khẩu gạo thuộc top 3 thế giới [11], một trong số 20 nước xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn trên thế giới [12],... Năm 2018, Việt Nam đã có 10 mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu đạt kim ngạch trên 40 tỷ USD [3], trong đó, có nhiều sản phẩm có vị thế cao trên thị trường thế giới (gạo, cà phê, điều, cao su,..). Nông nghiệp Việt Nam đã trở thành một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá hội nhập quốc tế ngày càng sâu. Sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn đã góp phần quan trọng vào thành công của công cuộc xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nông dân, làm cơ sở ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trong nước.

Mặc dù vậy, phát triển nông nghiệp vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Vấn đề “được mùa mất giá”, chất lượng nông sản còn bất cập, tiêu thụ phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc đang đe doạ sự phát triển bền vững của ngành.

      2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP

      2.1. Kết quả đạt được

     Hiện nay, khung pháp ly về thu hút vốn đầu tư tư vào nông nghiệp nói riêng và phát triển nông nghiệp nói riêng đã được đã được các cơ quan nhà nước dần hoàn thiện theo hướng ngày một thông thoáng, đã có nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư tư nhân trong và ngoài nước vào nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa làm hành lang pháp lý quan trọng để các bộ:Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,.. xây dựng  trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều chính sách thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, như: chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chính sách bảo hiểm nông nghiệp; chính sách đầu tư theo hình thức đối tác công tư, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong hợp tác, liên kết sản xuất quy mô lớn; chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp; chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao và chính sách khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo; chương trình tín dụng khuyến khích phát triển nông nghiệp cao, nông nghiệp sạch;.. Đặc biệt, trong vòng chưa đầy 5 năm (2014-2018), Chính phủ đã ban hành 5 nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; nghị quyết  về hỗ trợ doanh nghiệp đến năm 2020 và gần đây nhất là các nghị định về phát triển ngành nghề nông thôn; nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; nghị định về bảo hiểm nông nghiệp; nghị định về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đã có nhiều ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Các nghị định đã tập trung vào các cơ chế chính sách ưu đãi về sử dụng, thuê đất đai, mặt bằng kinh doanh, ưu đãi về thuế, hỗ trợ tín dụng, đào tạo lao động, phát triển thị trường, đầu tư cơ sở hạ tầng đến hàng rào doanh nghiệp, ưu tiên hỗ trợ một số dự án đầu tư vào nông nghiệp nhất là các dự án về liên kết, chế biến sâu, ứng dụng khoa học công nghệ cao;giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh phân cấp về địa phương. Đây là những cơ hội tốt tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

      Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, tính đến tháng 7/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đơn giản hóa 241/345 điều kiện đầu tư kinh doanh, đạt 69,8%. Bộ đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 35/64 thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, đạt 54,6%. Bộ có 7.698 dòng hàng thuộc 251 nhóm sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành; cần cắt giảm 125 nhóm sản phẩm hàng (Danh mục sản phẩm, hàng hóa đề xuất loại khỏi Danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành: 132, đạt 52,6%) [3].

       Các chính sách trên được triển khai thực hiện ngay từ khi được ban hành và tiếp tục hoàn thiện theo hướng tạo môi trường ngày càng thuận lợi để khai thác tiểm năng, cơ hội đầu tư nhằm thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nhờ đó, đầu tư vào nông nghiệp đã đạt nhiều kết quả tích cực:

Bảng 1. Thống kê doanh nghiệp hoạt động sản xuất nông nghiệp

Năm

2010

2013

2014

2015

2016

Doanh nghiệp ngành nông nghiệp

2.569

3.656

3.844

3.846

4.447

- Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan

977

1.723

1.831

1.740

2.164

- Lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan

443

636

651

645

697

- Khai thác, nuôi trồng thủy sản

1.149

1.297

1.362

1.461

1.586

Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2018

       Thời gian gần đây, ngành nông nghiệp thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước quan tâm tìm hiểu và đã đầu tư với quy mô lớn, đặc biệt là các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [2], trong giai đoạn 2005-2016 số lượng các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực nông, lâm, thủy sản tăng từ 2.217 doanh nghiệp lên 4.400 doanh nghiệp, bình quân tăng 6,4%/năm. Năm 2017, có 1.955 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong lĩnh vực nông nghiệp, đưa số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đạt trên 5.661 doanh nghiệp. Tính đến quý II/2018, có khoảng 7.600 doanh nghiệp nông nghiệp; nếu tính cả doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và doanh nghiệp thương mại hàng lương thực thực phẩm, số lượng đã tăng từ 12.113 doanh nghiệp năm 2005 lên 42.000 doanh nghiệp.

        Bên cạnh sự tăng lên của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nông nghiệp, một số doanh nghiệp tập đoàn lớn ngoài lĩnh vực nông, lâm, thủy sản cũng đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp, như tập đoàn Vingroup, MaSan, Himlam, Viettel, FLC, Hoàng Anh Gia Lai, Pan group… Những đơn vị này cũng áp dụng nhiều quy trình sản xuất hiện đại, áp dụng công nghệ mới và đã cho những kết quả ban đầu khá tốt. Với các dự án đầu tư bài bản, các doanh nghiệp đã bước đầu tạo được hiệu ứng lan tỏa, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới, thắp lửa tinh thần khởi nghiệp cho nông dân trở thành doanh nhân trên chính mảnh đất của họ.

Với sự quan tâm từ phía Nhà nước, nguồn vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp cũng có những điểm sáng. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính lũy kế đến ngày 20/06/2018, cả nước có 502 dự án FDI vào ngành nông nghiệp còn hiệu lực, với tổng vốn lũy kế đạt 3.457,4 triệu USD. Các nước và vùng lãnh thổ châu Á, như: Đài Loan, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc… là những đối tác đầu tư lớn nhất vào ngành nông nghiệp Việt Nam [5]. Phần lớn các dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp đều tập trung vào những địa phương có lợi thế về kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, khí hậu… FDI đã góp phần nhất định vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu và chuyển giao công nghệ tiên tiến, giống cây, giống con có năng suất, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, tạo ra một số phương thức mới, có hiệu quả cao, nhất là các dự án đầu tư vào phát triển nguồn nguyên liệu, góp phần cải thiện tập quán canh tác và điều kiện hạ tầng yếu kém, lạc hậu ở một số địa phương.

        Năm 2018, thị phần xuất khẩu được đảm bảo và mở rộng. 5 thị trường chính là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, ASEAN và Hàn Quốc tăng trưởng tốt, chiếm thị phần lần lượt là 22,9% (giá trị tăng 3,6% so với năm 2017), 17,9% (tăng 9,4%), 19,1% (tăng 7,1%); 10,64% (tăng 11,0%) và 6,9% (tăng 29,4%). Cụ thể, đối với mặt hàng gạo, khối lượng xuất khẩu lũy kế đạt 5,7 triệu tấn, đem về 2,9 tỉ USD, tăng 5,6% về khối lượng và tăng 17,7% về giá trị so với năm 2017. Rau quả với giá trị xuất khẩu 11 tháng năm 2018 ước đạt 3,5 tỉ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2017, cá tra đạt kỉ lục trên 2 tỉ USD tăng 27,4%. Các mặt hàng chủ lực là cà phê, điều và cao su dù bị giảm giá nhưng nhờ tăng số lượng xuất khẩu nên vẫn duy trì mức tăng giá trị xuất khẩu (cà phê đạt 3,3 tỷ USD, hạt điều 2,25 tỷ USD và cao su đạt 1,87 tỷ USD). [3].

Tác giả bài viết: Ngô Luyện - Ngọc Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây