1. Đặt vấn đề.
2. Thực trạng trình độ chuyên môn và nghiên cứu khoa học của giảng viên Khoa Kinh tế hiện nay.
2.1. Về trình độ chuyên môn
- Các giảng viên đã chủ động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong bài giảng, tạo hứng thú cho sinh viên.
Trình độ chuyên môn của giảng viên được coi như chìa khóa mở cửa cho chất lượng giáo dục. Vì vậy mỗi giảng viên là một hạt nhân quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục và góp phần vào đổi mới căn bản giáo dục. Ngoài ý thức tự giác từ phía mỗi giảng viên thì Nhà trường và Khoa cũng cần chủ động đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên. Có nhiều giải pháp để nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên như:
* Từ phía khoa và bộ môn:
- Mỗi giảng viên cần giữ gìn phẩm chất đạo đức trong sáng, phải có kiến thức thực tiễn, gương mẫu trong lời nói, việc làm và trong cuộc sống. Nếu không ý thức đầy đủ yêu cầu đó để thường xuyên rèn luyện đạo đức thì cũng rất dễ đánh mất uy tín của cá nhân và ảnh hưởng đến sự tồn tại của nhà trường.
Kết quả NCKH của giảng viên phản ánh chất lượng đào tạo của nhà trường. Để NCKH đạt được kết quả tốt hơn – góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, khoa và nhà trường, giảng viên cần bổ sung và triển khai một số giải pháp sau:
* Về phía Nhà trường:
- Cần thông tin đầy đủ về các chủ trương,- chính sách NCKH. Xác định rõ vị trí và vai trò của hoạt động NCKH đối với mục tiêu đào tạo trong trường đại học; Cần xác định hoạt động NCKH có vị trí quan trọng, có liên quan trực tiếp đến chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường. Vì vậy, CBGV phải có nhiệm vụ NCKH và kết quả của NCKH phải được xem là một tiêu chí đánh giá về chất lượng chuyên môn của giảng viên.
- Giáo dục tư tưởng, quán triệt nhiệm vụ- đối với hoạt động NCKH cho mọi thành viên của nhà trường: Thông qua đợt học chính trị đầu năm học, qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, các hội nghị, hội thảo… lãnh đạo quán triệt nhiệm vụ NCKH cho CBGV, tuyên truyền về vai trò quan trọng của hoạt động NCKH đối với việc trao dồi năng lực nghề nghiệp của mỗi người và đối với sự nghiệp của nhà trường. Đặc biệt, tổ chức áp dụng ngay các kết quả NCKH vào trong hoạt động dạy học và công tác để mọi người thấy rõ ích lợi của hoạt động NCKH.
- Hình thành các giải thưởng KHCN với- quy mô khác nhau để thu hút cũng như tạo nên một môi trường KH năng động. Có cơ chế khuyến khích CBGV tham gia NCKH thông qua việc khen thưởng về vật chất và tinh thần để tôn vinh những cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động NCKH, có kết quả NC nổi bật hay công bố bài báo khoa học xuất sắc... Cơ chế khen thưởng cần rõ ràng, theo định mức để tạo ra tính hấp dẫn cho hoạt động này, góp phần tạo hứng thú, say mê NCKH của CBGV. Đồng thời, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy hoạt động NCKH trong nhà trường.
- Thành lập câu lạc bộ NCKH trong nhà trường và tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ thường xuyên, tạo điều kiện giúp đỡ cho các giảng viên trẻ tham gia cùng làm đề tài với những người có kinh nghiệm. Giảng viên ở các bộ môn khác nhau, các khoa khác nhau có thể cùng nhau nghiên cứu các công trình, vấn đề liên quan.
- Cần đổi mới quản lý hoạt động khoa học công nghệ và xây dựng kế hoạch NCKH trong giảng viên từng năm học; nâng kinh phí cho các đề tài NCKH của giảng viên. Ngoài nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, nhà trường nên chủ động hợp tác với các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh, tổ chức quốc tế vừa thu hút nguồn kinh phí tài trợ cho hoạt động NCKH của giảng viên, vừa giúp các đề tài có tính ứng dụng cao hơn.
- Cần công khai hóa các chương trình nghiên cứu các cấp, tạo điều kiện để giảng viên có thể tiếp cận các đề tài nghiên cứu trong các chương trình này, lựa chọn và tham gia nghiên cứu. Hoàn thiện quy trình tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện đề tài khoa học và công nghệ các cấp trên cơ sở cạnh tranh và công bằng nhằm thu hút các giảng viên có khả năng, có tâm huyết với các hoạt động NCKH.
- Đối với một số môn học có ít giờ giảng do ít sinh viên hoặc do thay đổi nội dung chương trình đào tạo nên giảng viên không có giờ giảng đủ định mức. Do vậy, nên tiến hành quy đổi số giờ NCKH vượt định mức của giảng viên thành giờ chuẩn giảng dạy. Việc quy đổi này tạo điều kiện cho giảng viên được xem là hoàn thành định mức giảng dạy trong năm khi đánh giá, xếp loại GV hàng năm. Làm được điều này sẽ là “cú hích” quan trọng và cần thiết để giảng viên chú tâm vào các hoạt động NCKH.
- Tận dụng nguồn nhân lực có trình độ và thâm niên công tác nghiên cứu khoa học trong nhà trường để tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên đề cho giảng viên trẻ, kinh nghiệm còn non kém trong việc nghiên cứu nhằm nâng cao đồng bộ cho mọi giảng viên. Đồng thời có hướng dẫn cụ thể theo các hướng: Nghiên cứu ứng dụng trong công tác quản lý, nghiên cứu ứng dụng trực tiếp vào quá trình đào tạo
* Về phía Khoa và bộ môn:
- Cử giảng viên tham gia các hội thảo khoa học, đi học tập, giao lưu với các đơn vị bạn và các trường, các cơ sở đào tạo khác, quản lý tốt công tác tự học tập bồi dưỡng hàng năm của CBGV, gắn công tác này với nhiệm vụ NCKH của họ.
- Nên phong phú hóa các hình thức sinh- hoạt khoa học như mời các nhà khoa học tên tuổi nói chuyện thời sự khoa học
- Yêu cầu các đề tài NCKH của giảng viên phải đảm bảo xác định đúng mục tiêu, đối tượng nghiên cứu cho phù hợp với nội dung chương trình và ngành đào tạo. Kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn giúp giảng viên củng cố kiến thức đã được học ở nhà trường, đi vào từng lĩnh vực cụ thể; phạm vi địa bàn nghiên cứu không quá rộng.
* Về phía giảng viên:
- Sau khi được giao đề tài, các nhóm đề tài phải xây dựng kế hoạch và đề cương nghiên cứu. Trong đó, phải thể hiện rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, trình tự các công việc, thời gian, địa điểm khảo sát, thu thập số liệu. Định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện với đơn vị chủ trì, trao đổi, tranh thủ sự giúp đỡ của người hướng dẫn, cố vấn để giải quyết những khó khăn, vướng mắc.
- Để nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa, giảng viên - chủ thể của hoạt động này phải thay đổi cách thức nghiên cứu khoa học theo hướng giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra, các vấn đề nảy sinh đòi hỏi phải giải quyết qua quá trình giảng dạy, nghiên cứu để tạo ra sản phẩm có tính ứng dụng và khả thi.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang là xu hướng phổ biến như hiện nay, với vai trò quan trọng của tri thức khoa học, việc đẩy mạnh NCKH trong giảng viên lại càng có ý nghĩa thiết thực. Hoạt động NCKH của giảng viên là một hoạt động rất quan trọng trong việc biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Đây cũng là cơ sở cần thiết để tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, hướng đến đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay.
Tác giả bài viết: Nguyễn Dung
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn